Đo thủy chuẩn? Các cấp hạng lưới khống chế độ cao

Đối với sinh viên và những người làm trong ngành trắc địa, phương pháp đo thủy chuẩn đã không còn xa lạ nữa. Tuy nhiên, vẫn còn một số người thắc mắc đo thủy chuẩn là gì, đo thủy chuẩn để làm gì và các cấp hạng lưới khống chế độ cao. Tất tần tật những thắc mắc này sẽ được Dovenhanh.com giải đáp trong bài viết sau đây. Những thông tin của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc này đấy.

Đo thủy chuẩn là gì?

Khái niệm

Để đo thủy chuẩn chúng ta sử dụng máy thủy chuẩn hay còn gọi là máy thủy bình, tên tiếng anh của máy thủy chuẩn là Level hay Automatic Level. Đây là thiết bị đo đạc được dùng trong trắc địa, xây dựng. Máy hỗ trợ trong công tác dẫn cao độ thành lập bản đồ, san lấp mặt bằng,…

Đo thủy chuẩn là hoạt động quan trọng trong ngành xây dựng
Đo thủy chuẩn là hoạt động quan trọng trong ngành xây dựng

Máy thủy bình đo đạc với thông số chính xác cao đến từng milimet, thực hiện dễ dàng, di chuyển đi lại thuận tiện, tăng năng suất công việc,… Chính vì những ưu điểm này mà hiện nay máy được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn khi có nhu cầu đo đạc

Giới thiệu máy đo thủy chuẩn

Đây là dòng máy chủ yếu được sử dụng trong việc đo độ chênh cao giữa các điểm. Nó được dùng phổ biến trong các ngành nghề sau đây:

  • Trắc địa.
  • Khảo sát.
  • Điều tra xây dựng.

Đặc biệt, các chuyên viên trong lĩnh vực xây dựng cho biết nó không thể thiếu trong ngành này. Nó giúp việc giám sát, bảo đảm hồ sơ công trình hiệu quả hơn.

Vậy đo thủy chuẩn là làm những công việc gì?

Quá trình đo thủy chuẩn bao gồm nhiều công việc khác nhau
Quá trình đo thủy chuẩn bao gồm nhiều công việc khác nhau
  • Truyền độ cao giữa hai điểm đang cần xác định độ chênh lệch.
  • Đo khoảng cách từ máy đến mia.
  • Xác định cao độ của một điểm.

Nguyên lý đo thủy chuẩn

Nguyên lý đo thủy chuẩn là dựa vào tia ngắm nằm ngang của máy thủy chuẩn để xác định chênh cao giữa hai điểm.

Ví dụ cần xác định chênh cao giữa hai điểm A và B, đặt máy thủy chuẩn tại điểm K, cân bằng máy chính xác để tạo tia ngắm nằm ngang. Mia máy được dựng thẳng đứng tại A và B, quay máy ngắm mia tại A đọc số theo chỉ ngang giữa được số a, tại B đọc được số b. Chênh cao giữa hai điểm A, B được tính theo công thức: hAB = a – b.

Nguyên lý đo thủy chuẩn
Nguyên lý đo thủy chuẩn

Nếu độ cao tại A là hA thì độ cao tại B được tính theo công thức: hB = hA + hAB.

Các phương pháp đo thủy chuẩn

Có 2 phương pháp đo thủy chuẩn kỹ thuật phổ biến hiện nay. Đó là:

Đo thủy chuẩn từ giữa

Đây là phương pháp thường được sử dụng nhất trong ngành trắc địa – xây dựng. Bản chất của phương pháp này là dựa vào tia ngắm nằm ngang để xác định chênh cao giữa hai điểm.

Trường hợp khoảng cách giữa hai điểm A và B ngắn và độ dốc nhỏ thì có thể bố trí trạm máy ở giữa. Người ta quy định số đọc trên mia A là số đọc sau (Kí hiệu là S), đọc số trên mia B là số đọc trước( ký hiệu là T). Khi đó chênh cao giữa hai điểm A và B sẽ là :                                                                            hAB = S – T

Trường hợp cần xác định chênh cao mà khoảng cách giữa hai điểm A và B xa nhau hoặc giữa hai điểm A, B có độ dốc lớn thì trên đoạn đo ta phải đặt nhiều trạm máy: K1, K2, K3,…,Kn. Các điểm 1, 2, 3,…,n là các điểm đặt mia.

Đo thủy chuẩn từ giữa
Đo thủy chuẩn từ giữa

Chênh cao giữa hai điểm A và B được xác định theo công thức:

Công thức tính chênh cao
Công thức tính chênh cao

Đo thủy chuẩn phía trước

Ngoài phương pháp đo thủy chuẩn từ giữa đã nêu ở trên người ta còn áp dụng phương pháp đo thủy chuẩn phái trước. Trường hợp này đặt máy tại mốc thủy chuẩn A đã biết độ cao, đo chiều cao máy là i,   ngắm mia dựng tại B, đọc số đọc b.

Đo thủy chuẩn phía trước
Đo thủy chuẩn phía trước

Ta có chênh cao: hAB = i – b.

Độ cao điểm B sẽ là: hAB = hA + hAB = hA + (i – b).

Bạn hoàn toàn có thể hiểu đơn giản: Đo thủy chuẩn chính là việc dựa vào tia ngắm nằm ngang của máy đo thủy chuẩn để xác định được độ chênh cao độ giữa hai điểm. Hiện tại, đây là một trong những công việc quan trọng của ngành địa chất.

Các cấp hạng lưới khống chế độ cao

Lưới khống chế độ cao có ý nghĩa cực lớn trong lĩnh vực trắc địa cũng như quản lý địa chất quốc gia. Dưới đây, cùng tìm hiểu chi tiết về các loại lưới khống chế độ cao và vai trò của nó trong cuộc sống nhé.

Lưới khống chế độ cao là gì?

Lưới khống chế độ cao là một hệ thống các điểm được đánh dấu bằng các dấu mốc vững chắc trên mặt đất, tiến hành đo đạc và tính toán ra độ cao của chúng so với mặt thủy chuẩn địa đại. Từ các mốc khống chế độ cao người ta có thể đo đạc xác định độ cao các điểm trên mặt đất để vẽ bản đồ địa hình cũng như độ cao công trình xây dựng.

Thông thường mỗi nước chọn một điểm gốc độ cao và dùng phương pháp đo thủy chuẩn để thành lập lưới khống chế độ cao thống nhất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Mạng lưới khống chế độ cao được xây dựng tuần tự nhiều cấp, mỗi cấp có mật đôh và độ chính xác khác nhau.

Nước ta dùng kết quả quan sát mực nước biển trung bình tại trạm nghiệm triều đặt trên đảo Hòn Dấu để xác định cao độ điểm gốc ở Đồ Sươn, Hải Phòng. Độ cao điểm gốc Đồ Sơn dùng làm số liệu khởi tính cho lưới khống chế độ cao cả nước.

Xem thêm:

Dịch vụ đo đạc nhà đất địa chính tỉnh Bình Phước

Đo đạc nhà đất quận 3 hoàn công nhà ở quận 3

Dịch vụ đo đạc nhà đất Tân Bình

Lưới khống chế mặt bằng là gì? Có mấy loại?

Các cấp hạng lưới khống chế độ cao

Lưới khống chế độ cao được xây dựng dưới dạng đường chuyền kín, đường chuyền nối hay điểm nút. Tuỳ theo quy mô và độ chính xác giảm dần, lưới khống chế độ cao được chia làm:

Lưới khống chế độ cao
Lưới khống chế độ cao

Lưới khống chế độ cao nhà nước

  • Lưới khống chế độ cao nhà nước là mạng lưới thủy chuẩn thống nhất toàn quốc. Theo nguyên tắc xây dựng từ toàn diện đến cục bộ, từ độ chính xác cao đến độ chính xác thấp.
  • Lưới khống chế độ cao nhà nước được xây dựng bằng phương pháp đo cao hình học và được chia làm 04 hạng: I, II, III và IV.
  • Lưới thủy chuẩn hạng I, hạng II được bố trí rải đều trên phạm vi lãng thổ. Là cơ sở để xây dựng lưới cấp thấp hơn và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
  • Lưới thủy chuẩn hạng I gồm 4 tuyến chính xây dựng vào những năm 60 của TK 20 đó là tuyến Hải Phòng – Hà Nôi, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Lào Cai và Hà Nội – Vĩnh Linh. Sau khi đất nước thống nhất đã xây dựng thêm tuyến thủy chuẩn hạng I từ Vĩnh Linh vào Sài Gòn và đến Minh Hải.
  • Lưới thủy chuẩn hạng II được bố trí thành các tuyến nối giữa các điểm thủy chuẩn hạng I hoặc tạo thành lưới có các điểm nút và vòng khép. Vòng thủy chuẩn hạng II không dài quá 500km.
  • Lưới thủy chuẩn hạng III và lưới khống chế độ cao hạng IV được phát triển dựa vào lưới hạng I, II, được bố trí thành các tuyến nối 2 điểm hạng cao hoặc tạo thành lưới có nhiều điểm nút.
  • Lưới khống chế độ cao Nhà nước được xây dựng độc lập với lưới khống chế mặt bằng Nhà nước.
  • Sai số khép tuyến thủy chuẩn của lưới khống chế độ cao Nhà nước được quy định như sau:
Sai số khép tuyến giới hạn
Sai số khép tuyến giới hạn

Đa phần trong thi công công trình xây dựng, lưới thủy chuẩn hạng 4 và lưới thủy chuẩn kỹ thuật thường được sử dụng. Vậy thủy chuẩn hạng 4 là gì, dovenhanh.com sẽ viết ở một bài riêng đầy đủ hơn.

Lưới độ cao kỹ thuật – lưới thủy chuẩn kỹ thuật

Lưới thủy chuẩn kỹ thuật là gì?

  • Lưới độ cao kỹ thuật là lưới làm cơ sở về độ cao cho lưới độ cao đo vẽ, cơ sở phát triển lưới độ cao kỹ thuật là các điểm độ cao Nhà nước hạng I, II, III, IV. Tuỳ theo điều kiện địa hình, lưới độ cao kỹ thuật có thể bố trí dưới dạng đường đơn nối giữa 2 điểm cấp cao hoặc hệ thống có một hay nhiều điểm nút.
  • Đo lưới khống chế độ cao thủy chuẩn kỹ thuật: Độ cao các điểm xác định bằng phương pháp đo cao hình học.
  • Để đánh giá độ chính xác kết quả đo thủy chuẩn kỹ thuật người ta dùng sai số khép các tuyến đo, chúng phải nhỏ hơn sai số giới hạn:
Sai số khép giới hạn của lưới thủy chuẩn kỹ thuật
Sai số khép giới hạn của lưới thủy chuẩn kỹ thuật

Lưới độ cao đo vẽ

  •  Lưới độ cao đo vẽ là cấp cuối cùng để chuyển độ cao cho điểm mia, cơ sở để phát triển lưới độ cao đo vẽ là các mốc độ cao nhà nước và các mốc độ cao kỹ thuật. Tuỳ theo điều kiện địa hình, lưới độ cao đo vẽ có thể xác định bằng máy thuỷ chuẩn hoặc đo cao lượng giác.
Hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn
Hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn

Như vậy chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu các thông tin về Đo thủy chuẩn là gì? Các cấp hạng lưới khống chế độ cao. Bài sau chúng tôi sẽ giới thiệu về các phương pháp Bình sai lưới thủy chuẩn. Để tìm hiểu các thông tin liên quan khác hãy truy cập vào website của chúng tôi nhé. Chúc bạn tìm được các thông tin bổ ích.

Bài viết đo thủy chuẩn? Các cấp hạng lưới khống chế độ cao được tài trợ bởi:

CÔNG TY TNHH HỢP NHẤT BÁCH VIỆT

Đo đạc địa chính – Khảo sát địa hình – Tính toán Carbon

Trụ sở chính: 369 Lò Lu, P. Trường Thạnh, Tp. Thủ Đức , TPHCM

Chi Nhánh Sông Tiền: Tổ 5, Ấp Thống Nhất, Xã Bình Phú, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.

Địa điểm kinh doanh: 31/13 đường 160, phường Tăng Nhơn Phú A, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 0903692185 hoặc 0907621115

Email: viet@bachvietunited.com