TCVN 9363-2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 194/2006 theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu Dùng và Quy chuẩn kỹ thuật và Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ- CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thực hành một số điều của Luật Tiêu dùng và Quy chuẩn kỹ thuật.
Mục lục nội dung
Ý nghĩa của TCVN 9363-2012
TCVN 9363-2012 do Viện Khoa học Công nghệ – Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị,Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định và được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 9363-2012 đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cần thiết cho công tác khảo sát địa kỹ thuật các công trình nhà cao tầng, là cơ sở cho việc lập phương án khảo sát địa chất phục vụ thiết kế và thi công nền móng nhà cao tầng.
Nội dung TCVN 9363 -2012 – Công tác khảo sát địa kỹ thuật
TCVN 9363-2012 – Công tác khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng gồm các phụ lục kèm theo, tùy theo từng hạng mục công việc mà áp dụng theo từng hạng mục được quy định trong TCVN 9693-2012. Cụ thể như sau:
Phạm vi áp dụng TCVN 9363-2012
Tiêu chuẩn này là cơ sở để lập phương án khảo sát địa kỹ thuật phục vụ công tác thiết kế và thi công nền móng nhà cao tầng.
Tài liệu viện dẫn TCVN 9363-2012
TCVN 9693 -2012 được đưa ra dựa trên những tài liệu viện dẫn sau:
- TCVN 4419-1987 : Khảo sát cho xây dựng – Nguyên tắc cơ bản
- TCVN 9364 -2012: Nhà cao tầng – Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công.
Với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu, nếu tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 9363 -2012 – Công tác khảo sát địa kỹ thuật
Tiêu chuẩn TCVN 9363-2012 có sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:
- Nhà cao tầng (High rise building) : Nhà ở và các công trình công cộng có số tầng lớn hơn 9 ( tham khảo Phụ lục B)
- Khảo sát địa kỹ thuật (Geotechnical investigation): Một phần của công tác khảo sát xây dựng nhằm điều tra, xác định và đánh giá các điều kiện địa kỹ thuật để xây dựng nhà và công trình; Đồng thời xem xét tương tác của môi trường địa chất với bản thân nhà và công trình trong quá trình xây dựng và khai thác chúng.
- Phương án khảo sát địa kỹ thuật (Geotechnical investigation programme)
Quy định thành phần, khối lượng công tác khảo sát và các yêu cầu kỹ thuật cần thực hiện trong quá trình khảo sát địa kỹ thuật. Ngoài ra, phương án khảo sát địa kỹ thuật cần trình bày giải pháp tổ chức thực hiện, tiến độ, giá thành dự kiến của công tác khảo sát.
- Hố khoan thông thường (Borehole) :
Những hố khoan khảo sát phục vụ trực tiếp cho thiết kế công trình xây dựng.
- Hố khoan khống chế (Geostructural bore hole)
Những hố khoan khảo sát được sử dụng với mục đích nắm bắt toàn bộ điều kiện địa chất công trình của khu vực xây dựng. Hố khoan khống chế thường sâu hơn các hố khoan thông thường, nhưng số lượng thì ít hơn nhiều.
Những khái niệm cơ bản trong TCVN 9363-2012
- Công tác khảo sát địa kỹ thuật: Là công đoạn ban đầu được thực hiện nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin về nền đất của khu vực dự kiến xây dựng công trình như điều kiện tự nhiên của các lớp đất cùng các thông số cơ học và vật lý của chúng dùng trong thiết kế nền móng công trình .
- Đề cương khảo sát địa chất ( địa kỹ thuật): Là tài liệu kỹ thuật nêu các yêu cầu về thành phần và khối lượng cần thực hiện trong quá trình khảo sát, quy định các tiêu chuẩn khảo sát và thí nghiệm trong phòng cũng như hiện trường.
- Thí nghiệm xuyên tĩnh ( CPT) dùng để xác định các chỉ tiêu cường độ của đất theo độ sâu tại hiện trường bằng thiết bị chuyên dụng.
- Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) là thí nghiệm xuyên động thực hiện trong lòng hố khoan.
- Thí nghiệm cắt cánh (Vane test) dùng để xác định sức kháng cắt không thoát nước của đất ở hiện trường, được sử dụng cho các lớp đất dính.Thí nghiệm này cũng có thể được thực hiện trong lòng hố khoan tại độ sâu khảo sát.
- Thí nghiệm quan trắc nước dùng để xác định chế độ biến đổi mực nước dưới đất trong khu vực khảo sát, dùng phục vụ cho việc thiết kế thi công đào hố móng công trình và chọn công nghệ thi công cọc nhồi hoặc tường trong lòng đất. Chế độ nước trong đất được đo bằng hai loại thí nghiệm: Đo mực nước mặt ( ống standpipe) và đo áp lực nước lỗ rỗng (piezometer)
Quy định chung của TCVN 9363-2012- Công tác khảo sát địa kỹ thuật
- Nhiệm vụ khảo sát địa kỹ thuật cho thiết kế, thi công nền móng nhà cao tầng do nhà thầu tư vấn thiết kế lập, chủ đầu tư phê duyệt.
- Công tác khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng được thực hiện theo các giai đoạn tương ứng với các giai đoạn thiết kế: khảo sát địa kỹ thuật giai đoạn trước thiết kế cơ sở, khảo sát địa kỹ thuật giai đoạn thiết kế cơ sở, khảo sát địa kỹ thuật giai đoạn thiết kế kỹ thuật và khảo sát địa kỹ thuật giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công.
- Công tác khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng gắn liền với công tác khảo sát chung cho xây dựng, theo TCVN 4419:1987.
- Cơ sở để lập phương án khảo sát địa kỹ thuật : Các tài liệu lưu trữ liên quan đến khu vực dự kiến xây dựng và nhiệm vụ khảo sát địa kỹ thuật, các số liệu liên quan đến đặc điểm công trình như mặt bằng, kết cấu, công năng sử dụng.
- Các vấn đề chủ yếu cần giải quyết trong khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng là: điều kiện địa chất của công trình xây dựng; vị trí, đặc điểm và tính chất của lớp mang tải; các hiện tượng địa chất động lực công trình phát sinh; mực nước ngầm và ảnh hưởng của nó tới công trình.
Xem thêm:
Công ty khảo sát địa chất uy tín Bách Việt
Công ty đo đạc địa chính nhà đất và cắm mốc ranh đất Đồng Nai
Công ty dịch vụ quét 3D Laser Scan công trình tại TPHCM
Yêu cầu kỹ thuật đối với công tác khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng
TCVN 9363 -2012 – Công tác khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng đưa ra các yêu cầu kỹ thuật về Khảo sát địa kỹ thuật giai đoạn trước thiết kế cơ sở; Khảo sát địa kỹ thuật giai đoạn thiết kế cơ sở; Khảo sát địa kỹ thuật giai đoạn thiết kế kỹ thuật; Khảo sát địa kỹ thuật giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công – khảo sát phục vụ thi công.
Quan trắc địa kỹ thuật
Quan trắc địa kỹ thuật nhằm mục đích theo dõi sự thay đổi biến dạng và độ bền của đất đá cũng như của công trình xây dựng trong quá trình thi công và khai thác. Vị trí và thời gian quan trắc được xác định tùy theo đặc điểm công trình xây dựng và điều kiện địa kỹ thuật khu vực xây dựng.
Quan trắc địa kỹ thuật phải phản ánh được quy mô, trị số của các hiện tượng theo không gian và thời gian, phát hiện chiều hướng phát triển của các hiện tượng bất lợi nhằm hoạch định các biện pháp phòng chống hữu hiệu.
Báo cáo khảo sát địa kỹ thuật
Báo cáo kết quả khảo sát địa kỹ thuật là bản tổng hợp các kết quả khảo sát địa kỹ thuật tại hiện trường và trong phòng tại địa điểm xây dựng, tham khảo các tài liệu địa kỹ thuật khu vực lân cận. Nội dung Báo cáo khảo sát địa kỹ thuật xem Phụ lục A
Phụ lục đi kèm của TCVN 9363-2012- Công tác khảo sát địa kỹ thuật
TCVN 9363-2012 bao gồm các phụ lục sau:
- Phụ lục A (Quy định) Nội dung báo cáo khảo sát địa kỹ thuật.
- Phụ lục B (Tham khảo) Một số khái niệm, định nghĩa về nhà cao tầng
- Phụ lục C (Tham khảo) Chiều sâu các điểm thăm dò – Giai đoạn khảo sát cho thiết kế cơ sở.
- Phụ lục D (Tham khảo) Bố trí mạng lưới thăm dò – Giai đoạn khảo sát cho thiết kế kỹ thuật.
- Phụ lục E (Tham khảo) Các phương pháp thí nghiệm hiện trường.
- Phụ lục F (Tham khảo) Các phương pháp thí nghiệm trong phòng.
Trên đây là toàn bộ nội dung cơ bản của tiêu chuẩn TCVN 9363-2012– Công tác khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng. Để tìm hiểu chi tiết và đầy đủ tiêu chuẩn hơn, liên hệ Đo Vẽ Nhanh để biết thêm thông tin chi tiết