Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Chính vì vây, nước ta luôn giảm phát thải khí nhà kính chủ động tham gia vào những sáng kiến Quốc tế liên quan đến vấn đề này trong đó có thị trường tín chỉ carbon. Tại COP 26 diễn ra tại Anh mới đây, Việt Nam đã cam kết rằng giảm phát thải ròng về bằng “0” vào năm 2050 – Net Zero.
Để từng bước thực hiện hóa cam kết này thay vì tham gia như trước thì hiện Việt Nam đang chủ động xây dựng thị trường tín chỉ carbon trong nước. Trên thực tế, hiện nay nhiều nước trên thế giới đã xây dựng và vận hành hiệu quả thị trường mới mẽ này. Đây sẽ là chủ đề chính của bài viết này mà Đo Vẽ Nhanh chia sẽ cho các bạn về cách thức kiếm tiền tỷ từ thị trường này.
Mục lục nội dung
Thị trường carbon
Thuật ngữ ‘Thị trường carbon‘ bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto 1997 của Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu. Thị trường carbon được xem là một giải pháp quan trọng để hạn chế khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu. Theo đó, việc trao đổi hạn ngạch khí thải diễn ra hàng ngày: các đơn vị, tổ chức hoặc doanh nghiệp có lượng phát thải lớn sẽ phải trả tiền để mua thêm quyền phát thải, trong khi những đơn vị, tổ chức hoặc doanh nghiệp có mức phát thải thấp hoặc khả năng lưu trữ khí thải sẽ nhận được một nguồn tài chính bổ sung.
Nói cách khác, thị trường tín chỉ carbon là công cụ bảo vệ môi trường dựa trên cơ chế thị trường và quy tắc ” Người gây ô nhiễm hoặc nhiệt điện phải trả tiền”. Đây là cách tiếp cận mới của Việt Nam được đưa ra từ luật ” Bảo vệ Môi trường” năm 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Thị trường này được chia thành hai loại chính.
Thị trường bắt buộc (Compliance Market):
Đây là thị trường mà các quốc gia, doanh nghiệp phải tuân thủ theo các quy định quốc tế hoặc quốc gia về giới hạn phát thải. Ví dụ, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) phải tuân thủ theo Hệ thống thương mại phát thải của EU (EU ETS)
Thị trường tự nguyện (Voluntary Market):
Thị trường này dành cho các doanh nghiệp, tổ chức mong muốn giảm lượng phát thải của mình mà không bị bắt buộc theo luật pháp. Ví dụ, một số doanh nghiệp lớn có ý thức bảo vệ môi trường có thể mua tín chỉ carbon để cải thiện hình ảnh công ty và cam kết giảm phát thải
Tín chỉ carbon là gì ?
Hay còn được gọi là chứng chỉ carbon đây là một giấy phép cho phép chủ sở hữu thải dòng lượng carbon doxit nhất định hoặc các khí nhà kính khác. 1 tín chỉ cho phép phát thải 1 tấn carbon dioxit hoặc tương đương các khí nhà kính khác. Do đó, các công ty được khuyến khích gấp đôi để giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
Đầu tiên, họ phải chi tiền cho khoản tín chỉ bổ sung nếu lượng phát thải họ vượt quá giới hạn. Thứ hai, họ có thế kiếm tiền bằng cách giảm lượng khí phát thải và bán các tín chỉ dư thừa của họ. Việc mua hoặc bán carbon có nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào vị trí và thị trường nơi mà chúng được giao dịch.
Tín chỉ carbon được giao dịch như thế nào ?
Các tín chỉ này có thể được giao dịch qua hai hình thức chính: trực tiếp giữa các doanh nghiệp hoặc thông qua các sàn giao dịch carbon. Những doanh nghiệp sản xuất ít khí thải có thể bán tín chỉ carbon dư thừa của mình cho những doanh nghiệp có lượng khí thải vượt mức quy định.
Quá trình này giúp tạo ra sự khuyến khích cho các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sạch hoặc cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng để giảm phát thải, từ đó góp phần giảm tổng lượng khí nhà kính toàn cầu.
Cơ chế chứng chỉ carbon
- Cơ chế Phát triển Sạch (Clean Development Mechanism – CDM): Đây là cơ chế thuộc Nghị định thư Kyoto, cho phép các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển được cấp tín chỉ carbon (Certified Emission Reductions – CERs). Các doanh nghiệp tại các nước phát triển có thể đầu tư vào các dự án này để thu tín chỉ carbon.
- Cơ chế REDD+ (Reducing Emissions from Deforestation and Forest Degradation): Các dự án bảo vệ và phát triển rừng tại các quốc gia đang phát triển có thể nhận được tín chỉ carbon từ các chương trình quốc tế như REDD+.
Vậy có cách nào để thu thập dữ liệu và tính toán lượng phát thải carbon hay không ? Đó là câu hỏi của nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp… thì câu trả lời ở đây là: CÓ.
Xem thêm:
Khảo sát hiện trạng rừng Bình Châu – Phước Bửu tại Xuyên Mộc phục vụ thiết kế
Khảo sát 3D lập bản đồ hiện trạng rừng phục vụ dự án thuê môi trường rừng
Khảo sát địa hình và môi trường phục vụ thiết kế Resort
Giải Pháp Tính Toán Tín Chỉ Carbon Bằng Scan 3D Laser
Scan 3D hỗ trợ tính toán phát thải carbon
Đo Vẽ Nhanh hiện là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ Scan 3D laser hỗ trợ tính toán phát thải carbon, từ đó góp phần tạo nên nền kinh tế xanh. Công nghệ này cung cấp mô hình không gian chi tiết của rừng, công trình và cơ sở hạ tầng, giúp xác định lượng carbon lưu trữ và theo dõi phát thải liên quan đến vật liệu xây dựng. Nhờ khả năng thu thập dữ liệu chính xác, quét 3D góp phần tối ưu hóa các chiến lược giảm thiểu phát thải carbon một cách hiệu quả.
Chúng tôi rất vui được hỗ trợ bạn trong việc tính toán lượng phát thải carbon để trao đổi và thương mại hóa. Nếu bạn có nhu cầu, hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây. Hơn thế nữa, trong tháng này chúng tôi đang có chương trình ưu đãi ĐẶC BIỆT dành cho những khách hàng liên hệ sớm nhất. Vì vậy đừng bỏ lỡ cơ hội này!
CÔNG TY TNHH HỢP NHẤT BÁCH VIỆT
Đo đạc địa chính – Khảo sát địa hình – Tính toán Carbon
- Trụ sở chính: 369 Lò Lu, P. Trường Thạnh, Tp. Thủ Đức , TPHCM
- Chi Nhánh Sông Tiền: Tổ 5, Ấp Thống Nhất, Xã Bình Phú, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
- Địa điểm kinh doanh: 31/13 đường 160, phường Tăng Nhơn Phú A, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
- Hotline: 0907621115 hoặc 0903692185
- Email: viet@bachvietunited.com