Tham khảo quy định mới nhất liên quan tới ranh giới đất 

Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ hết được các quy định về ranh giới đất làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của chính bản thân mình. Cùng Đo Vẽ Nhanh tham khảo về các quy định liên quan tới ranh giới đất qua bài viết dưới đây. 

Tìm hiểu về ranh giới thửa đất

Các quy định về ranh giới đất được quy định rõ tại Luật đất đai 2013 và các văn bản nghị định hướng dẫn thi hành có liên quan. Theo đó, ranh giới đất đai chính là đường vẽ trên bản đồ hoặc mốc giới thực địa nhằm xác định quyền sử dụng của các chủ thể có quyền chiếm hữu và sử dụng phần đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. 

Ranh giới sử dụng đất là mốc giới cụ thể do cơ quan thẩm quyền xác định
Ranh giới sử dụng đất là mốc giới cụ thể do cơ quan thẩm quyền xác định

Ranh giới phân định quyền sử dụng và chiếm hữu đất của người sử dụng đất với người sử dụng đất liền kề đối với một mảnh đất nhất định. Việc làm này nhằm mục đích xác định ranh giới đất với các bất động sản liền kề với nhau. Từ đó có thể hoàn thiện hóa bản đồ hành chính về đất đai của khu vực. 

Xác định ranh giới thửa đất trong một số trường hợp đặc biệt

Có một số trường hợp đặc biệt trong việc xác định ranh giới thửa đất. Đối với trường hợp đất có ao, vườn gắn liền với nhà ở thì ranh giới được xác định là đường bao toàn bộ diện tích đất có ao, vườn gắn liền với nhà ở đó. 

Đối với ruộng bậc thang thì ranh giới đất được xác định theo đường bao ngoài cùng, bao gồm các bậc thang liền kề có mục định sử dụng đất giống nhau. Thuộc phạm vi sử dụng của một nhóm người hoặc 1 cá nhân (không phân biệt những đường bờ chia cắt bậc thang bên trong vùng đất tại thực địa).

Việc xác định ranh giới đất tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau
Việc xác định ranh giới đất tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau

Trường hợp là đất nông nghiệp thì việc xác định ranh giới dựa theo đường tâm của đất chưa sử dụng (đường bờ thửa) và đường rãnh nước có độ rộng dưới 0.5m. Nếu độ rộng lớn hơn hoặc bằng 0.5m thì ranh giới được xác định dựa vào mép của đường bờ thửa và đường rãnh nước. 

Xem thêm:

Giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ như thế nào?

Khi xảy ra tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ sẽ giải quyết như thế nào?

Quy trình giải quyết và mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất

Cách xác định ranh giới và lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất

Ranh giới sử dụng đất đai được xác định bằng mốc giới cụ thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê và giao đất thực hiện khi cho thuê đất, giao đất và được mô tả trong hồ sơ địa chính. Tiến hành đo đạc trên thực địa, áp dụng những phương pháp lập bản mô tả để lập bản đồ đo vẽ địa chính. Thực hiện đánh giá, kiểm tra các tranh chấp giữa các chủ thể sử dụng đất liền kề theo diện tích thực tế,…

Bộ luật dân sự 2015 quy định các vấn đề về ranh giới đất 
Bộ luật dân sự 2015 quy định các vấn đề về ranh giới đất

Quy định về ranh giới đất còn được thể hiện tại Bộ luật dân sự, cụ thể luật này quy định mốc giới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ thể có bất động sản liền kề, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 

Chủ sở hữu bất động sản liền kề cần chịu trách nhiệm với các chi phí liên quan tới việc xây dựng, sửa chữa mốc giới (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác). Nếu cây mốc giới chung có hoa lợi thì các bên sẽ hưởng phần mà mốc giới đó nằm bên phần đất của mình. 

Các bên không được trổ cửa, đục tường hoặc lỗ thông khí trong trường hợp mốc giới chung là tường nhà, tường bao gạch, bê tông. Nếu mốc giới ngăn cách do một bên tạo thành thì mốc giới ngăn cách đó chính là của chung trường hợp các bên đều đồng ý.

Bên nào tạo ra mốc ranh giới thì bên đó phải chịu toàn bộ chi phí xây dựng, tránh các tình trạng xảy ra tranh chấp liên quan tới ranh giới quyền sử dụng đất. Trong tình huống chủ sở hữu bất động sản liền kề không chấp nhận mà có lý do chính đáng thì bên xây dựng phải tiến hành hủy bỏ và tháo dỡ. 

Mốc giới được sử dụng để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới đất
Mốc giới được sử dụng để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới đất

Mốc giới ngăn cách bất động sản được xác định dựa trên thỏa thuận của các chủ sở hữu, dựa trên tập quán, phong tục hoặc sự thừa nhận của nhà nước. Nhìn nhận khách quan từ thực tiễn tranh chấp đất đai xảy ra và hệ thống pháp luật hiện hành thì tranh chấp về ranh giới sử dụng đất là một dạng tranh chấp điển hình. 

Có thể bạn quan tâm:

Tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay giải quyết như thế nào?

Hợp đồng mua bán nhà đất giấy tay có hiệu lực không?

Giấy cam kết không tranh chấp ranh giới đất đai chuẩn nhất

Cách đo vẽ ranh giới thửa đất

Theo quy định tại K3 điều 12 TT 25/2015 của Bộ tài nguyên và Môi trường, sau khi xác định ranh giới thì khâu cuối chính là thực hiện đo vẽ ranh giới thửa đất, cụ thể như sau:

  • Việc đo vẽ chi tiết ranh giới được thực hiện dựa trên hiện trạng thực tế đất đang sử dụng. 
  • Trường hợp có giấy tờ quyền sử dụng đất thể hiện rõ ranh giới nhưng trên thực địa thì ranh giới đã bị thay đổi so với giấy tờ đó. Khi này, trong bản đồ địa chính cần phải thể hiện cả đường ranh giới theo giấy tờ đó bằng nét đứt và ranh giới đất hiện trạng với nét liền 
Phiếu trả kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất
Phiếu trả kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất
  • Đơn vị đo đạc phải thể hiện sự thay đổi ranh giới tại phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất. Đồng thời tiến hành gửi danh sách các trường hợp thay đổi ranh giới lên cơ quan có thẩm quyền 
  • Mỗi trạm máy phải bố trí các điểm chi tiết làm điểm kiểm tra với các trạm đo liền kề. Trường hợp sai số vị trí điểm kiểm tra giữa 2 lần đo từ 2 trạm máy nhỏ hơn hoặc bằng sai số theo quy định tại Đ7 Thông tư 25/2014 thì vị trí điểm kiểm tra được xác định bằng tọa độ trung bình giữa 2 lần đo…
Thực hiện đo vẽ ranh giới được quy định tại Thông tư 25/2015/TT-BTNMT
Thực hiện đo vẽ ranh giới được quy định tại Thông tư 25/2015/TT-BTNMT

Trên đây là toàn bộ quy định về ranh giới đất từ khái niệm tới cách xác định ranh giới thửa đất. Có thể thấy các quy định liên quan đến vấn đề này tương đối phức tạp, do đó việc nắm rõ các kiến thức này sẽ giúp bạn bảo vệ được quyền lợi của mình khi có tranh chấp xảy ra.