Ký hiệu bản đồ là gì? Các quy định ký hiệu bản đồ

Một trong những điều khó khăn trong khi đọc hiểu bản đồ là làm sao để hiểu ý nghĩa của nội dung của các ký hiệu. Vậy ký hiệu bản đồ là gì? Các loại ký hiệu trên bản đồ địa hình, bản đồ địa chính? Tất cả sẽ được giới thiệu rõ ở phần sau. Cùng đọc ngay bài viết này của Đo Vẽ Nhanh để có những thông tin hữu ích nhé.

Ký hiệu bản đồ là gì?

Về khái quát, ký hiệu bản đồ về ý nghĩa là phương tiện thể hiện nội dung thông tin của bản đồ. Nó cũng là hình thức để qua đó người ta nhận biết được mức độ tổng quá hóa nội dung bản đồ.

Ký hiệu bản đồ là hệ thống các ký hiệu có kết cấu đặc trung riêng, gồm 2 thành phần, đó là nội dung mang ý nghĩa và hình thức mang tính đồ họa.

Về mặt hình thức, ký hiệu là những hình vẽ có hình dạnh, kích thước, màu sắc và cấu trúc khác nhau. Có thể có những phần tử của ngôn ngữ khác được dùng làm ký hiệu như số, chữ, ký hiệu toán học,…

Ký hiệu bản đồ địa hình theo tỷ lệ
Ký hiệu bản đồ địa hình theo tỷ lệ

Hiện tại, các loại ký hiệu bản đồ đang được sử dụng rộng rãi. Trong mỗi bản đồ, việc sử dụng các ký hiệu có thể sở hữu những khác biệt riêng. Điều này sẽ được ghi rõ thành quy định trong phần chú giải của bản đồ. Bạn nên chú ý theo dõi phần này để cập nhật thông tin một cách chính xác nhất nhé.

Vì sao cần xem các ký hiệu bản đồ?

Bạn cần xem các ký hiệu để nắm rõ thông tin trên bản đồ
Bạn cần xem các ký hiệu để nắm rõ thông tin trên bản đồ
  • Các thông tin trong bản đồ rất đa dạng với nhiều chú giải khác nhau. Nếu không theo dõi bạn sẽ khó lòng tham khảo được thông tin cần thiết.
  • Trên bản đồ có rất nhiều đối tượng địa lý khác nhau xuất hiện. Cùng với đó, các đối tượng địa lý còn có tính chất tương tự như nhau. Chính vì vậy bạn nên theo dõi để phân biệt chúng hiệu quả nhất.

> Xem thêm:

Các cấu tạo của ký hiệu bản đồ

Ký hiệu bản đồ được cấu tạo từ 6 kiểu phần tử đồ họa (còn gọi là 6 biến trị trực quan) như sau: hình dạng, kích thước, màu sắc, độ sáng, cấu trúc.

Mỗi ký hiệu có thể được tạo từ một hặc một số phần tử đã nêu.

  1. Hình dạng: Các ký hiệu với hình dạng khác nhau thường được dùng để thể hiện các đối tượng khác nhau về ý nghĩa. Có 03 dạng ký hiệu: dạng điểm, dạng đường, dạng vùng (diện).
cấu tạo của ký hiệu bản đồ theo hình dạng
Cấu tạo của ký hiệu bản đồ theo hình dạng
  • Các ký hiệu dạng điểm dùng để biểu thị các đối tượng khi vẽ lên bản đồ chỉ xác định vị trí dạng điểm với tọa độ phẳng x, y. Ví dụ: ký hiệu phi tỷ lệ (nhà thờ, điểm dân cư,…), ký hiệu đại diện cho vùng (ký hiệu than trong vùng phân bố than,…).
  • Các ký hiệu dạng đường dùng để biểu thị các đối tượng khi vẽ lên bản đồ chỉ xác định vị trí theo chiều dài, với tập hợp các cặp tọa độ phẳng x1, y1 đến xn, yn. Ví dụ: ký hiệu đường sắt, đường ô tô,
Ký hiệu bản đồ dạng đường
Ký hiệu bản đồ dạng đường
  • Các ký hiệu dạng vùng dùng để biểu thị các đối tượng khi vẽ lên bản đồ cần xác định ranh giới vùng tập hợp các cặp tọa độ phẳng x1, y1, … xn-k, yn-k, … , x1, y1 (khép kín) và bên trong phạm vị của vùng cũng cần có những phần tử đồ hạo nào để biểu thị ý nghãi của đối tượng.

        2. Kích thước của ký hiệu (to – nhỏ, cao – thấp, rộng – hẹp,…) thường được dùng để phản ảnh mặt định lượng hoặc quy mô của đối tượng (lớn – nhỏ, nhiều – ít, mạnh – yếu, …)

        3. Màu sắc của ký hiệu là các sắc màu (xanh, đỏ, …) thường được dùng để phản ánh thuộc tính của đối tượng (ví dụ: phân biệt được loại hình sử dụng đất) hoặc trạng thái của đối tượng (ví dụ: hồ có nước quanh năm, hồ có nước theo mùa,…)

        4. Hướng của ký hiệu là dùng những ký hiệu giống nhau nhưng sắp đặt theo hướng khác nahu trên bản đồ, thường dúng để biểu thị hướng phân bố của đối tượng (ví dụ: hướng nhà) hoặc trạng thái (ví dụ: ký hiệu cửa lò đang khai thác và ngưng kahi thác có hướng ngược nhau 1800). Trong thực tế ít sử dụng ký hiệu này vì dễ gây nhầm lẫn.

Một tấm bản đồ địa chính với nhiều ký hiệu kèm theo
Một tấm bản đồ địa chính với nhiều ký hiệu kèm theo

        5. Độ sáng là mức độ gần của màu so với màu trắng, dùng để phản ánh mức độ khác nhau giữa các đối tượng, theo một quy ước phân bậc, phân khoáng theo chiều tăng dần hoặc giảm dần.

        6. Cấu trúc là sự phối hợp một số kiểu phần tử đồ hạo để tạo nên một ký hiệu có cấu trúc. Sự phối hợp này làm cho hệ thống ký hiệu trở nên phong phú và đa dạng và có khả năng truyền đạt nhiều thông tin.

Các loại ký hiệu bản đồ theo quy định hiện nay

Các loại ký hiệu bản đồ theo quy định:

Ký hiệu bản đồ địa chính chia ra làm 3 loại:

  • Ký hiệu vẽ theo tỷ lệ bản đồ: vẽ đúng theo kích thước của địa vật tính theo tỷ lệ bản đồ.
  • Ký hiệu vẽ nửa theo tỷ lệ bản đồ: ký hiệu có một chiều tỷ lệ với kích thước thực của địa vật, chiều kia biểu thị quy ước, không vẽ theo tỷ lệ bản đồ. Điều này là thông tin rất quan trọng để theo dõi tính tương ứng giữa bản đồ và thực tế. Bạn cần chú ý nhé.
  • Ký hiệu không theo tỷ lệ bản đồ: là ký hiệu vẽ quy ước, không theo đúng tỷ lệ kích thước của địa vật, các ký hiệu này dùng trong trường hợp địa vật không vẽ được theo tỷ lệ bản đồ và một số trường hợp địa vật vẽ được theo tỷ lệ nhưng cần sử dụng thêm ký hiệu quy ước đặt vào vị trí quy định để tăng thêm khả năng đọc, khả năng định hướng của bản đồ.
Ví dụ 1 loại ký hiệu bản đồ
Ví dụ 1 loại ký hiệu bản đồ

Ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính

XEM THÊM BÀI: Tìm hiểu tất tần tật về đo vẽ bản đồ địa chính là gì?

Ký hiệu bản đồ địa chính
Ký hiệu bản đồ địa chính
  1. Căn cứ pháp luật liên quan đến ký hiệu bản đồ địa chính
  •  Luật đất đai số 45/2013/QH13
  • Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT

      2. Các ký hiệu loại đất theo quy định trên Bản đồ địa chính như sau:

  • Căn cứ Mục 13, Phụ lục số 01, Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định ký hiệu loại đất trên Bản đồ địa chính như sau:

    STT

    Loại đất

    I

     NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIÊP

    1

     Đất chuyên trồng lúa nước

    LUC

    2

     Đất trồng lúa nước còn lại

    LUK

    3

     Đất lúa nương

    LUN

    4

     Đất bằng trồng cây hàng năm khác

    BHK

    5

     Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác

    NHK

    6

     Đất trồng cây lâu năm

    CLN

    7

     Đất rừng sản xuất

    RSX

    8

     Đất rừng phòng hộ

    RPH

    9

     Đất rừng đặc dụng

    RDD

    10

     Đất nuôi trồng thủy sản

    NTS

    11

     Đất làm muối

    LMU

    12

     Đất nông nghiệp khác

    NKH

    II

     NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

    1

     Đất ở tại nông thôn

    ONT

    2

     Đất ở tại đô thị

    ODT

    3

     Đất xây dựng trụ sở cơ quan

    TSC

    4

     Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

    DTS

    5

     Đất xây dựng cơ sở văn hóa

    DVH

    6

     Đất xây dựng cơ sở y tế

    DYT

    7

     Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

    DGD

    8

     Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao

    DTT

    9

     Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ

    DKH

    10

     Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội

    DXH

    11

     Đất xây dựng cơ sở ngoại giao

    DNG

    12

     Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác

    DSK

    13

     Đất quốc phòng

    CQP

    14

     Đất an ninh

    CAN

    15

     Đất khu công nghiệp

    SKK

    16

     Đất khu chế xuất

    SKT

    17

     Đất cụm công nghiệp

    SKN

    18

     Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

    SKC

    19

     Đất thương mại, dịch vụ

    TMD

    20

     Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

    SKS

    21

     Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

    SKX

    22

     Đất giao thông

    DGT

    23.

     Đất thủy lợi

    DTL

    24

     Đất công trình năng lượng

    DNL

    25

     Đất công trình bưu chính, viễn thông

    DBV

    26

     Đất sinh hoạt cộng đồng

    DSH

    27

     Đất khu vui chơi, giải trí công cộng

    DKV

    28

     Đất chợ

    DCH

    29

     Đất có di tích lịch sử – văn hóa

    DDT

    30

     Đất danh lam thắng cảnh

    DDL

    31

     Đất bãi thải, xử lý chất thải

    DRA

    32

     Đất công trình công cộng khác

    DCK

    33

     Đất cơ sở tôn giáo

    TON

    34

     Đất cơ sở tín ngưỡng

    TIN

    35

     Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

    NTD

    36

     Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

    SON

    37

     Đất có mặt nước chuyên dùng

    MNC

    38

     Đất phi nông nghiệp khác

    PNK

    III

     NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

    1

     Đất bằng chưa sử dụng

    BCS

    2

     Đất đồi núi chưa sử dụng

    DCS

    3

     Núi đá không có rừng cây

    NCS

Ký hiệu bản đồ địa hình theo quy định

Ngoài bộ ký hiệu bản đồ địa chính, hiện tại còn có ký hiệu bản đồ địa hình và các ký hiệu màu sắc trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Dovenhanh.com sẽ trình bày ở một bài viết tiếp theo. Xem thêm tại: Cách xem ký hiệu bản đồ quy hoạch

Xem tiếp: ký hiệu bản đồ địa hình

Dovenhanh.com là website giới thiệu dịch vụ đo đạc nhà đất thuộc Công ty TNHH Hợp Nhất Bách Việt.