Bật Mí Tất Tần Tật Bí Mật Về Kinh Tuyến Gốc Và Vĩ Tuyến Gốc

Địa cầu được chia thành 4 bán cầu, bao gồm: Đông và Tây, Nam và Bắc bởi 2 đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Nhưng vẫn còn khá nhiều người chưa hiểu rõ kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc là gì. Phải chăng chúng chỉ là 2 tên gọi khác của kinh tuyến và vĩ tuyến? Ngay sau đây, Đo Vẽ Nhanh sẽ bật mí với bạn tất tần tật về chúng.

LIÊN HỆ ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ 0963951375

Định nghĩa về kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc

Định nghĩa về kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc - kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc
Định nghĩa về kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc

Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc là 2 khái niệm được đề cập tới từ trong chương trình Địa lý lớp 6. Bởi vậy, những ai đã có cơ hội học qua thì chắc chắn không còn lạ lẫm với chúng.

Như bạn đã biết, trái đất hay địa cầu có dạng hình cầu và trên hình cầu đó có các đường kinh tuyến cũng như vĩ tuyến. Các đường kinh tuyến nằm dọc, nối liền điểm cực Bắc và điểm cực Nam của địa cầu. Trái lại, các đường vĩ tuyến lại nằm ngang, nối liền các điểm có cùng vĩ độ.

Trên bề mặt của địa cầu, nếu cứ cách 1 độ, bạn vẽ một kinh tuyến thì bề mặt đó sẽ gồm có 360 kinh tuyến. Mặt khác, nếu cũng cứ cách 1 độ, bạn lại vẽ một vĩ tuyến thì bề mặt sẽ có tất cả 181 vĩ tuyến. Trong 360 kinh tuyến và 181 vĩ tuyến này bao gồm kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.

Theo đó, kinh tuyến gốc được xác định là kinh tuyến nằm dọc ở vị trí 0 độ trên bề mặt của địa cầu và đối diện với kinh tuyến 180 độ. Và vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến nằm ngang cũng ở vị trí 0 độ trên bề mặt của địa cầu.

XEM THÊM Công nghệ 3D Scanning và những điều bạn chưa biết

Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có những đặc điểm gì?

Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có những đặc điểm gì?
Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có những đặc điểm gì?

Vậy là Đo Vẽ Nhanh đã vừa giúp bạn hiểu rõ thế nào là đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Giờ thì mời bạn tiếp tục khám phá về đặc điểm riêng của mỗi loại đường này nhé!

Đặc điểm của đường kinh tuyến gốc

Bật Mí Tất Tần Tật Bí Mật Về Kinh Tuyến Gốc Và Vĩ Tuyến Gốc
Bật Mí Tất Tần Tật Bí Mật Về Kinh Tuyến Gốc Và Vĩ Tuyến Gốc
  • Đường kinh tuyến gốc chỉ có 1 và đi qua đài thiên văn Greenwich nằm ở ngoại ô thành phố London (nước Anh).
  • Đường kinh tuyến gốc cùng các đường kinh tuyến khác là các nửa đường tròn chạy dọc, vuông góc với các đường vĩ tuyến.
  • Đường kinh tuyến gốc có độ dài bằng tất cả các đường kinh tuyến khác trên bề mặt của địa cầu, khoảng 20.000 km.
  • Đường kinh tuyến gốc cùng đường kinh tuyến 180 độ chia địa cầu thành 2 bán cầu. Trong đó, nửa bên trái là bán cầu Tây và nửa bên phải là bán cầu Đông.
  • Các đường kinh tuyến nằm ở bên trái đường kinh tuyến gốc gọi là kinh tuyến Tây. Các đường kinh tuyến nằm ở bên phải đường kinh tuyến gốc gọi là kinh tuyến Đông.

Đặc điểm của đường vĩ tuyến gốc

Đặc điểm của đường vĩ tuyến gốc
Đặc điểm của đường vĩ tuyến gốc
  • Đường vĩ tuyến gốc cũng chỉ có 1 và là đường vĩ tuyến có chiều dài lớn nhất trên bề mặt của địa cầu.
  • Đường vĩ tuyến gốc cùng các đường vĩ tuyến khác là những vòng tròn chạy ngang, vuông góc với các đường kinh tuyến.
  • Đường xích đạo chính là tên gọi khác của đường vĩ tuyến gốc.
  • Đường vĩ tuyến gốc chia địa cầu thành 2 nửa, nửa bên trên là bán cầu Bắc và nửa bên dưới là bán cầu Nam. Càng đi dần về phía cực Bắc và cực Nam, các đường vĩ tuyến lại càng nhỏ dần.
  • Các đường vĩ tuyến nằm ở phía trên đường vĩ tuyến gốc gọi là vĩ tuyến Bắc. Các đường vĩ tuyến nằm ở phía dưới đường vĩ tuyến gốc gọi là vĩ tuyến Nam.

XEM THÊM Những điều cần biết về hệ tọa độ WGS84 là gì

Cách xác định kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc trên bản đồ

Khi đã nắm được kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc là gì thì bạn không khó để tự xác định được vị trí của hai đường này trên bản đồ. Theo đó, trên bản đồ mặt phẳng hoặc mô hình quả địa cầu, bạn tìm tới đường dọc và đường ngang hoặc vòng tròn nằm ở vị trí 0 độ. Những đường đó đích thị là kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.

Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc cũng như các đường kinh tuyến và vĩ tuyến khác có công dụng to lớn trong việc định vị 1 vị trí cụ thể. Nhất là khi bạn lái máy bay bay trên khu vực sa mạc, rừng rậm hoặc vùng biển mênh mông.

Cách xác định kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc trên bản đồ
Cách xác định kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc trên bản đồ

Cụ thể, nếu hệ thống định vị chỉ ra vị trí hiện tại của bạn nằm trên đường kinh tuyến gốc thì bạn chỉ cần tìm thêm vị trí trên vĩ tuyến. Ví dụ, vị trí đó nằm trên vĩ tuyến Bắc, ứng với 39 độ 50’ thì tọa độ vị trí được xác định: vĩ độ là 39 độ 50’ vĩ độ Bắc và kinh độ là 0 độ 0’.

Hoặc, nếu vị trí hiện tại của bạn đang nằm trên vĩ tuyến gốc thì bạn cũng chỉ cần tìm thêm vị trí trên hệ thống các đường kinh tuyến. Nếu vị trí nằm trên kinh tuyến Đông, ứng với 116 độ 9’ thì tọa độ vị trí được xác định: vĩ độ là 0 độ 0’ và kinh độ là 116 độ 9’ kinh Đông.

XEM THÊM So sánh đo đạc bản đồ bằng UAV PPK vs RTK, cái nào tốt hơn

Liên hệ

Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc là gì. Đồng thời, bạn cũng biết cách xác định chúng trên bản đồ. Nhưng để định vị vị trí trong đo đạc địa chính nhà đất và khảo sát địa hình xây dựng thì bạn cần có sự hỗ trợ của các đơn vị kỹ thuật. Và Đo Vẽ Nhanh luôn sẵn sàng hỗ trợ ngay khi bạn cần:

Đo Vẽ Nhanh