Hồ sơ pháp lý đất đai gồm những gì?

Một mảnh đất dù có diện tích to hay nhỏ, khi muốn chuyển nhượng, sang tên đều cần phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, hồ sơ pháp lý đầy đủ. Vậy hồ sơ pháp lý đất đai gồm những gì? Cách làm hồ sơ, thủ tục đăng ký đất đai như thế nào?

ĐO VẼ NHANH CHUYÊN ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH NHÀ ĐẤT 0963951375

Tìm hiểu về hồ sơ pháp lý đất đai

Tìm hiểu về hồ sơ pháp lý đất đai
Tìm hiểu về hồ sơ pháp lý đất đai

Hồ sơ pháp lý về đất đai được pháp luật quy định rất rõ ràng. Nếu không làm đúng theo quy định của nhà nước, bộ hồ sơ đó sẽ không hợp lệ và không có giá trị. Chính vì vậy việc tìm hiểu về hồ sơ pháp lý về đất đai rất quan trọng.

Hồ sơ pháp lý đất đai gồm những gì?

Theo như quy định của nhà nước, đối với công dân nước Việt Nam có chỗ ở hợp pháp tại tỉnh thành nào sẽ đăng ký thường trú tại tỉnh thành đó. Chính vì vậy hồ sơ pháp lý nhà đất hợp lệ cũng cần giấy tờ liên quan đến chỗ ở hợp pháp công dân sử dụng đất. Hồ sơ về nhà đất bao gồm:

  • Phiếu về thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
  • Bản khai nhân khẩu.
  • Giấy chuyển hộ khẩu.
  • Các giấy tờ chứng minh chỗ ở hiện tại hợp pháp.

Hồ sơ mua bán nhà đất gồm những gì?

Hồ sơ pháp lý đất đai gồm những gì?
Hồ sơ pháp lý đất đai gồm những gì?

XẸM THÊM Sổ đỏ là gì? Tất tật các thông tin về sổ đỏ

Hồ sơ nhà đất có tác dụng làm căn cứ để hoàn thiện hồ sơ mua bán nhà đất. Sau khi hoàn thiện được hồ sơ pháp lý mới có thể tiến hành được chuyển nhượng nhà đất. Hồ sơ mua bán nhà đất bao gồm:

  • Sổ hộ khẩu bản gốc.
  • Hộ chiếu nếu người mua hoặc bán là người có quốc tịch nước ngoài.
  • Thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân nếu là công dân Việt Nam.
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu đang còn độc thân.
  • Giấy chứng nhận kết hôn nếu bên mua hoặc bán là người đã đăng ký kết hôn.
  • Giấy xác nhận tài sản riêng dù đã kết hôn.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc (sổ đỏ, sổ hồng).

Cách làm hồ sơ, thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu

Những trường hợp nào được cấp sổ hồng?
Những trường hợp nào được cấp sổ hồng?

Để có hồ sơ pháp lý về đất đai cần làm hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất đai cho những mảnh đất chưa có giấy tờ hợp pháp. Vậy hồ sơ đăng ký đất đai lần đầu gồm những gì, thủ tục các bước ra sao? Chúng ta cùng đi tìm hiểu.

Hồ sơ đăng ký đất đai gồm những gì?

XEM THÊM Sổ hồng là gì? Những điều cần biết về sổ hồng

Chúng ta đã biết hồ sơ pháp lý đất đai gồm những gì? Trong hồ sơ đất đai bắt buộc phải có giấy chứng minh đất đai hợp pháp. Nhưng nếu mảnh đất đó chưa có, bạn cần làm ngay hồ sơ đăng ký đất đai lần đầu. Theo Khoản 1 thuộc Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, một bộ hồ sơ để đăng ký quyền sử dụng đất và tài sản trên đất bao gồm:

  • Đơn đăng ký theo mẫu.
  • Một số giấy tờ liên quan đến đất đai theo quy định.
  • Đăng ký thêm tài sản trên đất cần thêm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản đó.

Các bước thực hiện

Hồ sơ địa chính và thành phần của hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính và thành phần của hồ sơ địa chính

XEM THÊM Cần tìm công ty đo đạc địa chính Hóc Môn?

Sau đây là các bước thực hiện việc đăng ký quyền sử dụng đất để hoàn thành hồ sơ nhà đất. Cụ thể có 3 bước theo trình tự sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đã xác định rõ nơi nhận hồ sơ và trả kết quả về đăng ký đất đai như sau:

  • Các cá nhân, hộ gia đình có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Ủy ban Nhân dân địa phương. Cụ thể là Ủy ban Nhân dân cấp Xã, cấp Phường hoặc thị trấn.
  • Công dân cũng có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện. Công dân cũng có thể đến nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. Đối với những địa phương đã có bộ phận 1 cửa có thể nộp tại bộ phận 1 cửa.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Việc tiếp nhận hồ sơ diễn ra như sau:

  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu phát hiện hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn cho người dân hoàn thiện hồ sơ đầy đủ và chính xác.
  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào hồ sơ tiếp nhận và gửi phiếu hẹn cho người dân.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Hồ sơ pháp lý đất đai gồm những gì?
Hồ sơ pháp lý đất đai gồm những gì?

XEM THÊM Top 5 công ty đo đạc địa chính nhà đất quận 2

Theo như Khoản 40, Điều 2 thuộc Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian giải quyết yêu cầu đăng ký quyền sử dụng đất được quy định như sau:

  • Đối với vùng nông thôn, thành thị thời gian giải quyết hồ sơ không quá 30 ngày.
  • Đối với khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn…thời gian giải quyết hồ sơ không quá 40 ngày.
  • Trong khoảng thời gian trên không tính các ngày nghỉ lễ, thời gian tiếp nhận hồ sơ tại Ủy ban Nhân dân xã, thời gian người dân thực hiện nghĩa vụ tài chính để có quyền sử dụng đất. Ngoài ra không tính thời gian xem xét và xử lý nếu trường hợp đất sử dụng có vi phạm pháp luật.
Hồ sơ pháp lý đất đai gồm những gì?
Hồ sơ pháp lý đất đai gồm những gì?

Lời kết

Bạn đã nắm rõ hồ sơ pháp lý đất đai gồm những gì? Trong quá trình hoàn thiện hồ sơ pháp lý về nhà đất có vấn đề gì còn thắc mắc có thể gọi đến số 0963951375, Đo Vẽ Nhanh sẽ tư vấn giúp bạn. Không những cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý nhà đất, Đo Vẽ Nhanh còn có dịch vụ đo đạc địa chính nhà đấtkhảo sát địa hình xây dựng. Hãy liên hệ với Đo Vẽ Nhanh qua thông tin liên hệ sau:

Đo vẽ nhanh