Hành lang an toàn đường bộ là gì?

Việc không nắm rõ quy định về hành lang an toàn đường bộ là gì có thể kéo theo nhiều phiền phức trong quá trình xây dựng, thi công nhà ở, kiến trúc. Để tránh việc phải dỡ bỏ công trình do sai quy định của pháp luật, Đo Vẽ Nhanh khuyến khích bạn nên tìm hiểu các thông tin trong bài viết dưới đây. Chắc chắn chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho các gia chủ và chủ công trình.

LIÊN HỆ ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH NHÀ ĐẤT   0903692185

Hành lang an toàn đường bộ là gì?

Hành lang an toàn đường bộ
Hành lang an toàn đường bộ

Hành lang an toàn đường bộ là khái niệm được sử dụng phổ biến trong xây dựng, đặc biệt đối với các khu đất đô thị, tại khu vực đông dân cư.

Khái niệm hành lang an toàn đường bộ

Khoản 5 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 do Quốc Hội ban hành quy định: Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.

Trong đó khoản 4 giải thích cụm từ “Đất của đường bộ”: là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.

Xác định hành lang an toàn đường bộ

Xác định chính xác hành lang an toàn đường bộ để tránh sai phạm
Xác định chính xác hành lang an toàn đường bộ để tránh sai phạm

Từ khái niệm hành lang an toàn đường bộ là gì, chúng ta có hiểu đây là phạm vi khu đất được xác định từ đất của đường bộ đến 2 bên. Phạm vi của hành lang được quy định tại 15 Nghị định 11/2010/NĐ-CP về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:

– Đối với đường ngoài đô thị: căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch , phạm vi hành lang an toàn của đường có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra hai bên là:

+ 47 mét đối với đường cao tốc

+ 17 mét đối với đường cấp I, cấp II

+ 13 mét đối với đường cấp III

+ 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V

+ 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V

– Đối với đường đô thị, bề rộng hành lang an toàn được tính từ mép đường đến chỉ giới xây dựng của đường theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với đường cao tốc đô thị, bề rộng hành lang an toàn là 40 mét.

– Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ.

Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt.

– Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa thì ranh giới hành lang an toàn là mép bờ tự nhiên.”

Có được xây nhà trên hành lang đường bộ?

Hành lang an toàn đường bộ là gì và có được xây nhà trong phạm vi này hay không?
Hành lang an toàn đường bộ là gì và có được xây nhà trong phạm vi này hay không?

Đo Vẽ Nhanh đã nhận được nhiều câu hỏi của khách hàng về vấn đề có được xây nhà trên hành lang đường bộ. Chi tiết thắc mắc sẽ được giải đáp cụ thể dưới đây.

Quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ

Điều 43 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ:

“- Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.

– Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.

– Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ. Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.

– Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ.

Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.”

– Chính phủ quy định cụ thể phạm vi đất dành cho đường bộ, việc sử dụng, khai thác đất hành lang an toàn đường bộ và việc xây dựng các công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ.”

Xem thêm:

Giải Pháp Tính Toán Tín Chỉ Carbon Bằng Scan 3D Laser – Đảm Bảo Chính Xác & Hiệu Quả

Khảo sát hiện trạng rừng Bình Châu – Phước Bửu tại Xuyên Mộc phục vụ thiết kế

Khảo sát địa hình và môi trường phục vụ thiết kế Resort

Xây nhà trên hành lang đường bộ có được không?

Bảo vệ hành lang an toàn đường bộ
Bảo vệ hành lang an toàn đường bộ

Từ các quy định trên, Đo Vẽ Nhanh sẽ trả lời câu hỏi “Có được xây nhà trên hành lang an toàn đường bộ” như sau:

  • Trường hợp xây nhà sau khi đất được thừa nhận nằm trong hành lang an toàn đường bộ: Không được xây nhà, trừ các các một số công trình thiết yếu như quốc phòng, an ninh, điện lực, viễn thông… không thể bố trí bên ngoài 
  • Trường hợp xây nhà trước khi đất được thừa nhận nằm trong hành lang an toàn đường: Được tiếp tục sử dụng với mục đích trước đó và không gây cản trở, ảnh hưởng đến an toàn đường bộ. Nếu gây ảnh hưởng đến công trình đường bộ, Nhà nước sẽ thực hiện thu hồi và bồi thường theo quy định.

Công trình nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ

Công trình nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ có khoảng cách đến hành lang an toàn đường bộ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP.

Các công trình nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ, có ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và an toàn giao thông đường bộ, đã được cơ quan quản lý đường bộ yêu cầu khắc phục nhưng chủ công trình không tự giác thực hiện, cơ quan quản lý đường bộ phải lập hồ sơ kiến nghị Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Sau khi tìm hiểu về hành lang an toàn đường bộ là gì, nếu còn có bất kỳ vấn đề nào chưa rõ ràng, cần nắm rõ thêm về các văn bản pháp luật, tư vấn pháp lý nhà đất , bạn hãy liên hệ với Đo Vẽ Nhanh. Chúng tôi luôn sẵn sàng trợ giúp và giải đáp mọi thắc mắc của quý khách.