Bản đồ có ý nghĩa to lớn với con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhờ có bản đồ, chúng ta dễ dàng tìm hiểu mọi miền tổ quốc cũng như trên toàn thế giới mà không phải đến tận nơi. Các bạn hãy cùng Đo Vẽ Nhanh tìm hiểu bản đồ là gì? Phân loại cũng như công dụng của nó trong bài viết này.
Bản đồ là hình vẽ một phần Trái Đất hay toàn bộ Trái đất bằng nhiều kích thước thu nhỏ khác nhau. Bản vẽ đó miêu tả một cách chính xác về địa điểm, không gian và những thông số liên quan chính đến khu vực đó và xung quanh. Các nội dung ghi trên bản đồ đều được quy ước theo những nguyên tắc nhất định.
Có thể bạn muốn xem: Bản đồ thành phố Đà Nẵng
Phân loại bản đồ
Sau khi bạn đã nắm được khái niệm bản đồ là gì, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chúng được phân loại như thế nào nhé!
Bản đồ theo tỷ lệ
Là tỉ số giữa một khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực địa và được chia làm 3 loại:
- Tỷ lệ lớn
- Tỷ lệ trung bình
- Tỷ lệ nhỏ
Bản đồ theo đối tượng thể hiện
Với cách phân loại bản đồ theo đối tượng thể hiện thì sẽ bao gồm 2 nhóm chính sau:
- Nhóm bản đồ thiên văn, liên quan đến hành tinh, thiên thể, vì sao, bầu trời.
- Nhóm bản đồ địa lý về lãnh thổ, kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên… tất cả những gì liên quan đến bề mặt trái đất
Xem thêm: Dịch vụ đo đạc đất đai quận 9 uy tín và nhanh
Bản đồ theo mục đích sử dụng
Việc phân loại ở nhóm này có sự khác nhau tùy vào mục đích sử dụng như dùng để nghiên cứu lãnh thổ, về quốc phòng an ninh, tư liệu… Theo đó có hai loại chính:
- Bản đồ chuyên môn
- Bản đồ cho mục đích sử dụng.
Bản đồ theo nội dung
Theo nội dung, bản đồ được chia làm hai nhóm chính:
- Nhóm bản đồ địa lý chung: Là loại bản đồ biểu thị lãnh thổ như dân cư, dáng đất, thủy văn, giao thông… Mức độ chi tiết của bản đồ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích, tỷ lệ của bản đồ.
- Nhóm bản đồ chuyên đề : Là loại bản đồ phản ánh về đối tượng, hiện tượng xã hội – tự nhiên theo từng chủ đề khác nhau. Ví dụ như: địa đạo, địa chất, dân cư, cảnh quan, khí hậu… Bản đồ chuyên đề bao quát rộng hơn bản đồ địa lý chung bao gồm các nội dung mà bản đồ địa lý chung không có.
Bản đồ theo lãnh thổ
Theo lãnh thổ, bản đồ được chia làm nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, điển hình nhất có thể kể đến như:
- Bản đồ thế giới
- Bản đồ châu lục
- Bản đồ vùng
- Bản đồ các nước
- Bản đồ bán cầu
Công dụng của bản đồ là gì?
Trong học tập
Bản đồ giúp học sinh – sinh viên tìm hiểu rõ hơn về con người, xã hội, tự nhiên,… không chỉ tại nơi mình sinh sống mà còn trên toàn thế giới. Thông qua bản đồ, học sinh nắm được trên thế giới có bao nhiêu quốc gia, châu lục, khí hậu ở mỗi nơi như thế nào, vị trí các châu lục, tại sao lại có sự phân biệt ngày đêm,…
Trong thực tiễn
Bản đồ chứa đựng rất nhiều thông tin hữu ích, giúp ta biết được nhiều thông tin khác nhau từ một cụm dân cư đến quốc gia và châu lục. Ta có thể biết được các đại lượng như: Độ dài, tọa độ địa lý , phương hướng, mật độ… Cùng với đó là các thông tin và mối tương quan về cấu trúc, số lượng, chất lượng của nhiều đối tượng khác nhau.
Bản đồ được ứng dụng rất nhiều trong xây dựng, công nghiệp, công trình giao thông… Nhờ có bản đồ mà các công trình xây dựng, quy hoạch đất đai, đồng ruộng thuận lợi và dễ dàng hơn.
Trong đời sống xã hội
Nó giúp chúng ta xác định đường đi dễ dàng, nắm được hướng mà cơn bão dự tính sẽ đi qua… Ngoài ra, còn có rất nhiều công việc cần đến bản đồ như: quy hoạch xây dựng, làm thủy lợi, xây dựng cầu đường…
Trong quân sự – quốc phòng
Trong quân sự, việc đưa ra phương án tác chiến là điều rất quan trọng. Nhờ vào nó, chúng ta đoán được nơi nào có thể đi qua hoặc nơi có nguy hiểm. Trên thực tế, không phải nơi nào con người cũng nắm được rõ về điều kiện địa hình, thời tiết ở khu vực nào đó mà phải dựa vào bản đồ để bao quát được tổng thể hơn.
Hy vọng những thông tin mà Đo Vẽ Nhanh chia sẻ trên đây, sẽ giúp các bạn hiểu được bản đồ là gì, phân loại cũng như công dụng của chúng mang lại đối với con người trong đời sống hằng ngày.
Xem thêm: Top các phần mềm vẽ bản đồ địa lý được ưa chuộng nhất hiện nay