Đặc điểm và thông tin về bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam

Do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, đất đai,… đã làm ảnh hưởng sâu sắc tới kinh tế của toàn khu vực. Hiện nay, Việt Nam có 7 vùng lãnh thổ hay còn gọi cách khác là 7 vùng kinh tế. Nếu bạn mong muốn hiểu sâu hơn về các vùng này, đồng thời tìm kiếm những cơ hội đầu tư. Hãy tham khảo bài viết giới thiệu về bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam của Đo Vẽ Nhanh dưới đây. 

Tổng quan bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam

Quan sát trên bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam, bạn sẽ dễ dàng thấy được các vùng kinh tế và vị trí từng vùng thông qua màu sắc.Việc phân chia này có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng, giúp chúng ta nắm bắt được rõ các thế mạnh và khó khăn của từng nơi. 

Nhờ đó, nhà nước sẽ có chiến lược, chính sách đầu tư, phát triển và xây dựng cơ sở cho mỗi khu vực. Đồng thời có kế hoạch hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các vùng miền, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, nâng cao đời sống. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để tạo sự phát triển đồng đều trong toàn đất nước. 

Việt Nam phân chia thành 7 vùng kinh tế khác nhau 
Việt Nam phân chia thành 7 vùng kinh tế khác nhau

Theo đó, trải dài từ Bắc vào Nam, bạn sẽ thấy lần lượt các vùng sau: Đầu tiên là vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng Bằng sông Hồng. Tiếp theo là vùng Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Và cuối cùng là vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng sông Cửu Long. 

Bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam có đặc điểm như thế nào? 

Điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu,địa hình là một trong những yếu tố quyết định định đến điều kiện dân cư cũng như điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, yếu tố kinh tế cũng còn phụ thuộc vào những chính sách và đường lối của nhà nước. Dựa vào bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam bạn có thể quan sát được những thông tin như sau. 

Trung du miền núi Bắc Bộ

Đây là vùng thuộc cực Bắc của Việt Nam với địa hình trắc trở, nhiều đồi núi nhưng tài nguyên thiên lại vô cùng đa dạng và phong phú. Mặc dù, vấn đề giao thông đã được nâng cấp, tuy nhiên dân cư tại nơi này tập trung không đông. Cơ sở vật chất cũng như thị trường còn khá yếu kém nên nền kinh tế của vùng chưa được phát triển.

Trung du miền núi Bắc Bộ bao gồm có hai khu vực Tây Bắc Và Đông Bắc
Trung du miền núi Bắc Bộ bao gồm có hai khu vực Tây Bắc Và Đông Bắc

Thế mạnh của vùng này là các loại khoáng sản như sắt, thép, đồng, niken,… đặc biệt là than ở Quảng Ninh. Thủy điện cũng là một trong những tài nguyên lớn của vùng với trữ lượng lớn nhất cả nước. Tại đây thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp như chè, cây ăn quả. Tuy nhiên, vùng này thường diễn ra thiên tai, hạn hán và lũ quét, đời sống người dân còn khó khăn.

Vùng Đồng bằng sông Hồng

Vùng kinh tế đồng bằng sông hồng có diện tích lên tới 15.000 km2 và chiếm 4.5 của cả nước. Bao gồm các tỉnh thành như sau: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Nam Định. 

Vùng này có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi, do gần với con sông Hồng nên rất thuận lợi trong việc phát triển nông  nghiệp. Giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng ở đây gần như đã được hoàn thiện, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế khu vực. 

Vùng kinh tế Đồng bằng Sông Hồng là vùng kinh tế trọng điểm ở phía Bắc 
Vùng kinh tế Đồng bằng Sông Hồng là vùng kinh tế trọng điểm ở phía Bắc

Vùng đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao, đặc biệt là thủ đô Hà Nội – trung tâm của cả nước. Tuy nhiên, điểm hạn chế là dân số quá đông và chưa khai thác hết được những tiềm năng và thế mạnh của vùng. 

Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ

Bắc Trung Bộ nằm ở phía dưới khu vực Bắc Bộ trên bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam. Địa hình của vùng có rất nhiều rừng núi và hệ thống sông ngòi dày đặc. Chính vì vậy, kinh tế khu vực này tập trung phát triển các ngành nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi,…

Vùng Bắc Trung Bộ thuận lợi cho phát triển kinh tế biển 
Vùng Bắc Trung Bộ thuận lợi cho phát triển kinh tế biển

Đặc biệt, toàn bộ các tỉnh của Bắc Trung Bộ đều tiếp giáp với  biển nên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển và giao thông đường biển. Tuy nhiên, nền kinh tế của vùng cũng còn nhiều trở ngại do liên tục xảy ra thiên tai, ảnh hưởng từ chiến tranh. Hầu như các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài ít khi lựa chọn đầu tư. 

Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ 

Duyên Hải Nam Trung Bộ tiếp giáp với Đông Nam Bộ ở phía Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển trong vùng. Đồng thời là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Thái Lan Và Campuchia, thuận tiện cho nền kinh tế mở. 

Duyên hải Nam Trung Bộ nơi có lượng nuôi trồng thủy hải sản lớn nhất nước
Duyên hải Nam Trung Bộ nơi có lượng nuôi trồng thủy hải sản lớn nhất nước

Vùng ven biển Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, đặc biệt là việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, làm muối. Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải của khu vực cũng dần được cải thiện. Tuy nhiên, do giáp biển nên nơi đây cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai 

Vùng kinh tế Tây Nguyên

Tây nguyên có địa hình chủ yếu là đồi núi cao, có cả cao nguyên và diện tích đồng bằng nhỏ. Mặt ưu đãi của thiên nhiên là tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm, nông nghiệp và khai thác quặng mỏ. 

Vùng kinh tế Tây Nguyên thích hợp trồng cây công nghiệp
Vùng kinh tế Tây Nguyên thích hợp trồng cây công nghiệp

Tuy nhiên, kinh tế của vùng cũng chưa phát triển bởi dân cư thưa thớt và đa số là lao động không có chuyên môn. Điều kiện cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, kinh tế không đa dạng. 

Vùng kinh tế Đông Nam Bộ

Đây chính là vùng kinh tế đầu tàu của cả nước Việt Nam với địa hình bằng phẳng, tập trung dân cư đông đúc nhất, cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông phát triển tốt nhất. Nguồn lao động tập trung đầy đủ tất cả lực lượng lao động với đủ mọi ngành nghề và có nhiều lao động có trình độ chuyên môn cao. 

Vùng Đông Nam Bộ là đầu tàu phát triển kinh tế của Việt Nam
Vùng Đông Nam Bộ là đầu tàu phát triển kinh tế của Việt Nam

Chính bì vậy, Đông Nam Bộ thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, Tp Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước, các tỉnh lân cận cũng tập trung phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. 

Xem thêm:

Tham khảo chi tiết bản đồ các quận Sài Gòn

Bản đồ các quận Hà Nội chi tiết và cụ thể nhất

Đặc điểm khu vực và bản đồ các tỉnh miền Bắc

Hướng dẫn cách xem bản đồ Đông Nam Bộ trực tuyến

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cuối cùng là vùng kinh tế Đồng Bằng sông Cửu Long, thuộc điểm cực nam của tổ quốc. Đây chính là vùng đồng bằng lớn nhất của cả nước do được bồi đắp bởi hệ thống sông Cửu Long. 

Điều kiện tự nhiên nơi đây vô cùng phong phú, thích hợp để trồng lúa nước, cây nông nghiệp, cây ăn quả và khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, mang lại nhiều nguồn lợi lớn mặc dù không có nhiều khoáng sản. Tuy nhiên, nền kinh tế nông nghiệp chịu hậu quả nặng nề của thiên tai, lũ lụt.  

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt

Bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam là một phương tiện không thể thiếu của các nhà đầu tư. Hy vọng, qua những chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về vị trí và thế mạnh của từng vùng.