Tìm hiểu chi tiết về hệ thống định vị IRNSS

Hệ thống định vị IRNSS ra đời đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự phát triển ngành công nghiệp vũ trụ của Ấn Độ. Hệ thống định vị này đã cung cấp cho Ấn Độ những trải nghiệm tuyệt vời về việc xác định vị trí, tốc độ và thời gian. Hãy cùng Đo Vẽ Nhanh tìm hiểu chi tiết về IRNSS ngay sau đây.

Hệ thống định vị IRNSS là gì?

IRNSS được viết tắt của Indian Regional Navigation Satellite System, là một hệ thống định vị khu vực đang quay quanh trái đất không gian để xác định vị trí một cách chính xác và tin cậy. Hệ thống định vị này đều sử dụng miễn phí cho tất cả mọi người trên toàn thế giới.

Hệ thống định vị IRNSS được phát triển ở Ấn Độ
Hệ thống định vị IRNSS được phát triển ở Ấn Độ

Hệ thống định vị IRNSS được phát triển bởi Tổ Chức Nghiên Cứu Không Gian của Ấn Độ, một hệ thống có tác dụng định vị, chỉ đường và một số ứng dụng giới hạn tại Ấn Độ và các nước lân cận tính từ biên giới Ấn Độ có bán kính 1500km. 

Hoạt động của hệ thống định vị IRNSS

Hệ thống IRNSS dự kiến sẽ cung cấp khả năng quan sát vị trí hay vận tốc và thời gian chính xác nhất đến người dùng ở mọi nền tảng khác nhau. Cùng với khả năng cung cấp dịch vụ 24/7 đến người dùng trong mọi địa hình xấu hay điều kiện thời tiết xấu cũng sử dụng hiệu quả.

Hệ thống định vị chi kết quả chính xác nhất
Hệ thống định vị chi kết quả chính xác nhất

Hệ thống IRNSS không phải là hệ thống định vị có khả năng phủ sóng trên toàn cầu như hệ thống định vị GPS của Mỹ, Glonass của Nga hay Galileo của liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, IRNSS vẫn luôn cho chúng ta được kết quả chính xác nhất mang tới hiệu quả công việc cao.

Thành phần chính của IRNSS

IRNSS cũng như các hệ thống vệ tinh khác, hệ thống định bị này có 3 thành phần chính là thành phần không gian,mặt đất và người dùng. Cụ thể từng thành phần có những nội dung như sau:

Phần không gian của IRNSS

Không gian thiết kế bao gồm 8 vệ tinh trong đó có 3 vệ tinh là các vệ tinh địa tĩnh tại các vị trí 34E, 83E và 131.5E. Năm vệ tinh còn lại đang được hoạt động quay trên quỹ đạo đồng bộ với trái đất và được cắt tại mặt xích đạo ở các điểm 55E và 111.5E.  Vệ tinh IRNSS  sử dụng các tần số định vị tại tần số L5 và tại bằng tần S. Từ công nghệ CDMA mà tín hiệu của các vệ tinh được phân biệt.

Không gian của hệ thống định vị IRNSS gồm 8 vệ tinh
Không gian của hệ thống định vị IRNSS gồm 8 vệ tinh

Phần mặt đất

Phần mặt đất có các trạm điều khiển được đặt tại Ấn Độ và có một trạm chính là  Master Control Center để điều khiển hay định hướng. Cũng như theo dõi giám sát để tính toán trọn vẹn và ổn định nhất của hệ thống IRNSS.

Phần mặt đất của IRNSS có các trạm điều khiển
Phần mặt đất của IRNSS có các trạm điều khiển

Phần người dùng

Đối với người dùng sẽ được nhận tín hiệu IRNSS thông qua máy thu tín hiệu vệ tinh thông minh như điện thoại di động và một số các thiết bị chuyên dụng như máy gps rtk 2 tần số. Từ đó, cho người dùng biết được vị trí và thời gian và đường đi được chính xác.

Phần người dùng nhận được tín hiệu thông qua vệ tinh thông minh
Phần người dùng nhận được tín hiệu thông qua vệ tinh thông minh

Hiệu suất làm việc của IRNSS

Hệ thống định vị IRNSS có hiệu suất làm việc không kém các hệ thống định vị khác trên thế giới. Hiện tại, hệ thống đang cung cấp 2 loại dịch vụ chính như:

  • SPS là tên viết tắt của 3 chữ cái đầu có nghĩa là dịch vụ định vị tiêu chuẩn.
  • RS được gọi là dịch vụ bị hạn chế hay là được ủy quyền.

Sau đó cả hai dịch vụ này sẽ cung cấp ở hai độ tần số khác nhau, một là ở băng tần L5 và một ở băng tần S. Hệ thống IRNSS cung cấp cho độ chính xác vị trí tuyệt đối cao trên 10 mét trong phạm vi biên giới của Ấn Độ và có thể tốt hơn ở 20 mét ở  các nước Ấn Độ Dương và khu vực ở khoảng cách 1.500 km xung quanh nước Ấn Độ.

Hệ thống IRNSS cung cấp hai dịch vụ
Hệ thống IRNSS cung cấp hai dịch vụ

Xem thêm:

Nguyên tắc hoạt động của hệ thống định vị BDS – Bắc Đẩu

Giải đáp: Hệ thống định vị GLONASS là gì?

Tổng quan về hệ thống định vị QZSS (Quasi – Zenith)

Ý nghĩa của hệ thống định vị IRNSS

Tất cả các vệ tinh định vị của khu vực Ấn Độ IRNSS đã đưa vào hoạt động từ năm 2016. Tín hiệu này không chỉ dành riêng cho các nước Ấn Độ mà trên toàn cầu. Từ năm 2010 IRNSS đã có bước tiến cao hơn, cung cấp cho thế giới hệ thống định vị chính xác và đáng tin cậy.

IRNSS đã trở thành vệ tinh độc lập đầu tiên hệ thống để cung cấp cho người dùng những trải nghiệm chính xác khu vực Ấn Độ trên tất cả các nền tảng như tốc độ, thời gian, vị trí. Hơn nữa, hệ thống đã tích hợp thêm chòm sao gồm 7 vệ tinh với số lượng các kết nối và mạng lưới trên mặt đất. Từ đây Ấn Độ và các nước láng giềng không còn phụ thuộc vào các hệ thống định vị khác, tự lực và làm chủ trong xây dựng quốc phòng.

Hệ thống định vị IRNSS trở thành vệ tinh độc lập đầu tiên của Ấn Độ
Hệ thống định vị IRNSS trở thành vệ tinh độc lập đầu tiên của Ấn Độ

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về hệ thống định vị IRNSS của Ấn Độ. Mong rằng bài viết đã trang bị cho bạn những kiến thức về hệ thống định vị để khám phá về thế giới và sự phát triển của khoa học, công nghệ. Nếu có nhu cầu được tư vấn đo đạc , khảo sát công trình hãy liên hệ Đo Vẽ Nhanh để được hỗ trợ.