Hệ thống định vị Galileo và những thông tin thú vị

Hệ thống định vị Galileo được phát triển bởi cộng đồng các nước liên minh châu Âu. Galileo đã có hệ thống vệ tinh khổng lồ mang lại nhiều lợi ích cho việc định vị, đo đạc và trắc địa bản đồ. Hãy cùng Đo Vẽ Nhanh tìm hiểu chi tiết hơn về hệ thống định vị này nhé.

Hệ thống định vị Galileo là gì?

Galileo là một hệ thống định vị do Châu Âu phát triển và lấy tên của nhà thiên văn học, vật lý học, triết học người Ý Galileo. Đây là người đã có câu nói nổi tiếng “Trái đất quay quanh mặt trời” trong khi mọi người đều tin rằng trái đất là trung tâm và các hành tinh khác để phải quay trái đất.

Hệ thống định vị Galileo là hệ thống định vị toàn cầu
Hệ thống định vị Galileo là hệ thống định vị toàn cầu

Hệ thống định vị Galileo được lập ra nhằm không phụ thuộc vào hệ thống định vị GPS của Mỹ hay Glonass của Nga. Đây được xem là một hệ thống miễn phí phục vụ tất cả mọi người trên thế giới và hoạt động vào năm 2019. Hệ thống này đã có tổng khoảng 30 vệ tinh đang hoạt động.

Đọc thêm:  Khảo sát địa hình Đồng Tháp và khảo sát địa chất

Thông số của hệ thống Galileo

Để hiểu rõ hơn về hệ thống định vị Galileo này, bạn cần nắm được những thông số quan trọng. Dưới đây là thông tin về vệ tinh và và các dịch vụ mà hệ thống cung cấp:

Vệ tinh

  • 30 vệ tinh trong đó có 27 vệ tinh hoạt động chính và 3 vệ tinh dự phòng.
  • Độ cao quỹ đạo: 23.222 km thuộc quỹ đạo tầm trung.
  • Phân bố trên 3 mặt chính.
  • Có góc nghiêng 56 độ.
  • Tuổi thọ thiết kế của vệ tinh: > 12 năm.
  • Trọng lượng vệ tinh nặng khoảng 675kg.
  • Kích thước vệ tinh: 2,7 m × 1,2 m × 1,1 m.
  • Năng lượng từ pin mặt trời: 1500W ở thời điểm thiết kế.
Hệ thống định vị Galileo có 30 vệ tinh
Hệ thống định vị Galileo có 30 vệ tinh

Dịch vụ cung cấp

Hiện tại Galileo có cung cấp 4 dịch vụ như sau:

  • Dịch vụ mở (open service): Đây là dịch vụ miễn phí với mọi đối tượng và người dùng có thể sử dụng 2 tần số là L1 và E5A. Độ chính xác của máy thu 2 tần số là 4m cho phương ngang và 8m cho phương thẳng đứng. Đối với máy thu 1 tần số sẽ có độ chính xác là 15m và 35m tương đương với GPS.
  • Dịch vụ trả tiền (commercial service): Dành cho những đối tượng cần có độ chính xác trên 1m với một khoản phí nhất định và được cung cấp thông qua tần số thứ 3.
  • Dịch vụ cứu hộ (safety of life service): Dịch vụ này dành riêng cho cứu hộ với độ bảo mật cao và không gây nhiễu sóng.
  • Dịch vụ công cộng (public regulated service): Được dành riêng cho chính phủ và quân đội của các nước liên minh Châu Âu với độ bảo mật và tin cậy cao.
Đọc thêm:  Hệ trục tọa độ Oxy và những điều cần biết
Hệ thống Galileo cung cấp đa dạng các dịch vụ
Hệ thống Galileo cung cấp đa dạng các dịch vụ

Xem thêm:

Tổng quan về hệ thống định vị QZSS (Quasi – Zenith)

Tìm hiểu chi tiết về hệ thống định vị IRNSS

Các giai đoạn của dự án

Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã chỉ khoảng 100 triệu Euro cho việc lên kế hoạch, thành lập dự án thử nghiệm vệ tinh. Tổng chi phí khoảng 1,5 tỷ Euro từ EU và ESA dành cho việc phóng và đưa vào hoạt động thử nghiệm hai vệ tinh vào khoảng tháng 1 năm 2006.

Vệ tinh thử nghiệm 1

  • Ký hiệu: GIOVE-A.
  • Mang theo: Đồng hồ nguyên tử Rubidium, máy phát tín hiệu.
  • Khối lượng: 600 kg.
  • Công suất: 700W.
  • Kích cỡ: 1,3 m × 1,8 m × 1,65 m.
  • Ngày phóng: 28/12/2005.
  • Tên lửa phóng: Soyuz.

Vệ tinh thử nghiệm 2

  • Ký hiệu: GIOVE-B hay GSTB-V2B.
  • Mang theo: Đồng hồ nguyên tử Rubidium và Hiđro, máy phát tín hiệu.
  • Khối lượng: 523 kg.
  • Công suất: 943 W.
  • Kích cỡ: 0,955 m × 0,955 m × 2,4 m.
  • Ngày phóng: cuối năm 2007.
  • Tên lửa phóng: Soyuz.
Tiến hành thử nghiệm các vệ tinh và đưa vào hoạt động năm 2010
Tiến hành thử nghiệm các vệ tinh và đưa vào hoạt động năm 2010

Hoàn thành hệ thống và đưa vào hoạt động

Đến năm 2010 toàn bộ hệ thống đã được hoàn thành và có 30 vệ tinh Galileo cùng các trung tâm điều khiển tại mặt đất. Hai trung tâm chính đó là Oberpfaffenhofen (Đức) và Fucino (Ý), 1 dự bị tại Tây Ban Nha. Giai đoạn này đã mất khoảng 3 tỷ Euro chi phí để hoàn thành các dự án và đưa vào hoạt động.

Chi phí hoàn thành dự án Galileo khoảng 3 tỷ Euro
Chi phí hoàn thành dự án Galileo khoảng 3 tỷ Euro

Các nước tham gia

Bên ngoài các nước thuộc khối liên minh châu Âu, còn có sự tham gia của một số nước từ các châu lục. Điển hình đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Na Uy, Úc, Chile, Brazil, Israel,….

Đọc thêm:  Hướng dẫn chi tiết cách vẽ bản đồ đường đi trên word
Có nhiều nước tham gia nghiên cứu và phát triển Galileo
Có nhiều nước tham gia nghiên cứu và phát triển Galileo

Có thể bạn quan tâm:

Giải đáp: Hệ thống định vị GLONASS là gì?

Nguyên tắc hoạt động của hệ thống định vị BDS – Bắc Đẩu

Ý nghĩa của hệ thống định vị Galileo

Hệ thống Galileo có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Liên minh châu Âu và đã làm cho cuộc sống của con người trở nên thuận tiện hơn. Dưới đây là một vài lợi ích của Galileo mang lại.

  • Hệ thống mang tới hiệu quả kinh tế khả quan trong công nghiệp và thương mại của các nước liên minh châu Âu.
  • Quan trọng hơn, EU sẽ có hệ thống dẫn đường vệ tinh toàn cầu của riêng họ, không phụ thuộc vào bất kỳ nước nào. Từ đó đã phá vỡ  thế độc quyền của GPS Mỹ. Thông qua đó tạo nên lợi thế cạnh tranh công nghệ cao toàn cầu có điều kiện để xây dựng quốc phòng độc lập cho Châu Âu.
Hệ thống Galileo có ý nghĩa quan trọng đối với EU
Hệ thống Galileo có ý nghĩa quan trọng đối với EU

Trên đây là toàn bộ những thông tin về hệ thống định vị Galileo, giúp bạn đọc hiểu hơn về một hệ thống định vị hiện đại trên thế giới. Nếu có nhu cầu được đo đạc, khảo sát , tư vấn cung cấp dịch vụ trắc địa hãy liên hệ với Đo Vẽ Nhanh để được hỗ trợ nhanh nhất.