Cùng với phát triển của công nghệ đo dài các thiết bị phục vụ cho công tác đo đạc ngày càng đa dạng. Trong đó có máy toàn đạc đang được rất nhiều người sử dụng rộng rãi hiện nay. Vậy loại máy toàn đạc là gì? Hãy cùng với Đo Vẽ Nhanh tìm hiểu chi tiết về loại máy này ngay bài viết dưới đây.
LIÊN HỆ ĐO ĐẠC NHÀ ĐẤT VÀ KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH 0903692185
Mục lục nội dung
Giới thiệu về máy toàn đạc là gì?
Hiện nay có rất nhiều người thắc mắc máy toàn đạc là gì? Đây là một loại thiết bị quang học điện tử. Đồng thời cũng là máy kinh vĩ điện tử tích hợp khối đo xa. Loại máy này được sử dụng trong các lĩnh vực đo đạc khảo sát địa hình. Các công tác trắc địa tại công trình xây dựng ngày nay đều nhờ vào khả năng đo đạc nhanh chóng của thiết bị này. Đồng thời còn mang lại sự thuận tiện khi sử dụng cho người đo đạc.
Ngoài ra, thiết bị này còn là máy kinh vĩ điện tử tích hợp khối đo khoảng cách (EDM) giúp đọc khoảng cách giữa 2 cao điểm (điểm cần đo khác và điểm đứng máy).
Máy toàn đạc có những ứng dụng gì?
Thiết bị này được ứng dụng trong rất nhiều các công việc đem lại độ hiệu quả và chính xác cao. Với thắc mắc về máy toàn đạc là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các ứng dụng của thiết bị này sau đây:
Sử dụng trong công tác đo vẽ bản đồ
Việc đo vẽ bản đồ nơi có diện tích lớn thường dùng các máy chuyên dụng như máy GPS 2 Tần số RTK hay UAV RTK. Các máy này kết hợp với trạm Cors hoặc trạm tĩnh (Base Station) giúp đưa ra tọa độ chính xác của điểm đó. Qua đó, số liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm văn phòng giúp thành lập bản đồ theo đúng quy chuẩn, hệ quy chiếu của Nhà Nước.
Ngoài ra, tại các khu vực diện tích nhỏ việc thành lập bản đồ nhỏ nhưng yêu cầu độ chính xác rất cao trong việc bố trí thí điểm. Vì vậy, các kỹ sư cần dùng đến máy toàn đạc để có số liệu chính xác nhất. Đồng thời giảm thiểu tối đa những sai số trong quá trình xây dựng.
Chuyển điểm thiết kế ra ngoài thực địa
Ứng dụng này giúp cho chuyển điểm từ bản vẽ tại thiết kế ra thực địa (đã biết trước yếu tố góc, cạnh hoặc tọa độ). Với thiết bị này các điểm khoan cọc nhồi, khoan thăm dò mở vỉa,.. dễ dàng chuyển ra ngoài thực địa.
Giao diện màn hình hiển thị những thông số cần thiết nhằm điều chỉnh khoảng cách gương ra xa. Đồng thời còn giúp sang trái phải, vào gần máy để đưa điểm đặt gương hiện đúng vị trí cần chuyển ra thực địa. Qua đó công việc sẽ trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn rất nhiều.
Đường thẳng tham chiếu
Thiết bị này cho phép người sử dụng xác định đường thẳng gốc. Qua đó có thể lựa chọn thực hiện các công việc như sau:
- Chuyển điểm thiết kế ra ngoài thực địa dựa vào đường thẳng tham chiếu.
- Dựng đường thẳng song song với đường thẳng đã được cho trước.
- Kiểm tra tính vuông góc, song song của 2 hay nhiều đường thẳng.
- Kiểm tra các điểm giao nhau giữa các trục phụ, trục chính trong xây dựng,…
Những điểm gốc có thể được đo trực tiếp bên ngoài thực địa. Đồng thời được nhập vào bằng tay hay trong bộ nhớ của máy ra ngoài.
Đường tham chiếu được xác định bằng cách tham chiếu tới đường gốc. Ngoài ra còn có thể là chính đường góc (một cạnh/ trục góc nào đó của công trình,..). Đường tham chiếu được dịch chuyển song song (Offset) theo chiều thẳng đứng (Height). Cũng có thể theo chiều dọc (Line) hoặc quay nhanh (Rotate) điểm gốc thứ nhất một góc cần thiết.
Xem thêm:
Đo vẽ nhà đất Quận 2 uy tín bậc nhất hiện nay
Công ty đo đạc nhà đất Quận 1 TP.HCM nhanh và uy tín
Đo đạc nhà đất Quận 3 hoàn công nhà ở Quận 3
Tính khối lượng và diện tích
Việc này thường áp dụng trong đo đạc địa chính, khảo sát địa hình, đo vẽ tính khối lượng,… Đặc biệt còn thể hiện tính nổi bật trong các trường hợp cần biết rõ diện tích ngay ở hiện trường.
Máy toàn đạc sẽ cho phép bạn đo tới tối đa 50 điểm. Các điểm được đo trực tiếp ngoài thực địa, được chọn lựa trong bộ nhớ máy. Hoặc cũng có thể được nhập trực tiếp ngay vào từ bàn phím. Tuy nhiên các điểm phải theo chiều thuận của kim đồng hồ.
Diện tích được tính toán chiếu trên mặt phẳng nằm ngang 2D. Ngoài ra còn được chiếu trên mặt phẳng dốc tham chiếu xác định bằng 3 điểm 3D. Ngoài ra, khối lượng được tính bằng các tự động tạo ra mô hình số địa hình (Digital Terrain Model – DTM).
Mặt phẳng tham chiếu
Được tạo bằng cách đo 3 điểm trên một mặt phẳng. Ba điểm này sẽ tạo thành 1 hệ tọa độ cục bộ như sau:
- Điểm đo thứ nhất là điểm gốc hệ tọa độ.
- Điểm đo thứ 2 được tạo nên từ hướng của trục Z.
- Điểm đo thứ 3 được tạo thành mặt phẳng.
Mặt tham chiếu còn là ứng dụng được dùng để đo những điểm liên quan tới mặt phẳng tham chiếu. Đồng thời có thể được dùng trong các mục đích sau:
- Giúp đo điểm tính toán và lưu lại khoảng cách offset vuông góc đến mặt phẳng.
- Tính toán khoảng cách vuông góc từ điểm giao với mặt phẳng đến trục Z và X của hệ tọa độ cục bộ. Điểm giao chính là điểm vết của đường vuông góc tại điểm đã đo đến mặt phẳng được xác định trước.
- Lưu lại, xem và chuyển tọa độ của điểm giao thiết kế ra ngoài thực địa.
Máy toàn đạc đang được ứng dụng rất rộng rãi tại các công trình hiện nay bởi tính tiện lợi của nó đem lại. Với những chia sẻ về máy toàn đạc là gì mong rằng giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này.