Ngày nay, cuộc cách mạng 4.0 đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của con người: vận tải,công nghiệp và nông nghiệp. Dân số Trái Đất năm 2050 được dự đoán vào khoảng 10 tỉ và để đáp ứng được nhu cầu lương thực là lượng người khổng lồ như vậy thì các nước trên thế giới đang không ngừng ứng dụng công nghệ vào nền Nông Nghiệp hiện tạ.
Trong đó, Máy bay không người lái (UAV, drone) là một thành tố quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp này. Cụ thể các nhà quản lý nông trang có thể sử dụng dữ liệu từ máy bay không người lái (UAV,Drone,Flycam) để quan sát từ xa các điều kiện mùa màng và tính toán sinh khối cho từng loại cánh đồng. Cùng tìm hiểu ứng dụng UAV trong lãnh vực nông nghiệp hiện nay
Mục lục nội dung
Máy bay không người lái trong lãnh vực nông nghiệp?
Hiện tại, các nước phát triển trên thế giới như Mỹ,Nhật Bản đã ứng dụng máy bay không người lái vào nông nghiệp rất mạnh mẽ.
Ví dụ, tại các trung tâm của drone của DJI, các nhà phát triển đã chạy các phần mềm chuyên dụng – thường là các chương trình mã nguồn mở do các cộng đồng như DIY Drones tạo ra, chứ không phải là mã tốn kém từ ngành công nghiệp hàng không vũ trụ để ứng dụng vào nền nghiệp chính xác
5 ứng dụng UAV trong lãnh vực nông nghiệp
Cụ thể, có khoảng 5 ứng dụng của drone trong nông nghiệp chính xác nằm đảm bảo 3 tiêu chí- Nông nghiệp chính xác,giảm chi phí và bảo vệ môi trường:
XEM THÊM: Giám sát nông nghiệp bằng UAV tại Hậu Giang
- Theo dõi sức khỏe cây trồng giữa mùa (hay còn gọi là giám sát cây trồng): Khả năng kiểm tra cây trồng đang tiến hành giữa mùa vụ từ trên cao với chỉ số NDVI hoặc cảm biến cận hồng ngoại (NIR) là ứng dụng số 1 của máy bay không người lái cho nông nghiệp. Đối với cách truyền thống các nông dân phải đi dạo trên cánh đồng với sổ trong tay thì các máy bay không người lái cho phép phủ sóng rộng hơn, cũng như thu thập dữ liệu mà mắt người không thể nhìn thấy được (NDVI). Thêm vào đó, nó loại bỏ phần lớn khía cạnh lỗi của con người trong cách khảo sát truyền thống. Tuy nhiên, các công tác kiểm tra bằng thủ công đối các khu vực cần quan tâm sau khi đánh giá kêt quả bay chụp vẫn cần thiết.
- Giám sát thiết bị tưới tiêu: Quản lý nhiều trụ tưới tiêu vừa là một vấn đề khó khăn, đặc biệt là đối với những người trồng lớn có nhiều cánh đồng trải dài trong một quận hoặc vùng khác nhau. Một khi cây trồng như ngô bắt đầu đạt đến độ cao nhất định, việc kiểm tra các vòi phun vào giữa mùa trên các thiết bị tưới tiêu để cung cấp lượng nước cần thiết thực sự trở thành một việc khó khăn
- Xác định cỏ dại: Sử dụng dữ liệu từ cảm biến NDVI và kết quả xử lý sau bay chụp để tạo bản đồ cỏ dại. Người nông dân có thể dễ dàng phân biệt các khu vực cỏ dại sinh sôi với cường độ cao so với các cây trồng khỏe mạnh đang phát triển. Trong thực tế, nhiều người nông đã không nhận ra vấn đề cỏ dại của mình rõ rệt như thế nào cho đến thời điểm thu hoạch.
- Xác định thay đổi tỉ lệ bón phân: Mặc dù nhiều người sẽ cho rằng ảnh mặt đất hoặc vệ tinh. Kết hợp chương trình lấy mẫu mặt đất theo lưới sẽ khả thi hơn nhưng máy bay không người lái vẫn phù hợp cho công tác này. Công ty Agribotix, một công ty khởi nghiệp dịch vụ bay không người lái đã sử dụng bản đồ NDVI để định hướng việc bón phân trong mùa trên ngô và các loại cây trồng khác nhau. Bằng cách sử dụng bản đồ ứng dụng tỷ lệ thay đổi (VRA) do máy bay không người lái tạo ra để xác định mức độ hấp thụ chất dinh dưỡng trong một cánh đồng, người nông dân có thể bón 60 pound phân bón cho các khu vực khó khăn, 50 pound cho các khu vực trung bình và 40 pound cho những khu vực khỏe mạnh, giảm chi phí phân bón và tăng năng suất.
- Giám sát chăn nuôi gia súc: Drone là một lựa chọn hiệu quả để theo dõi đàn gia súc từ trên cao, theo dõi số lượng và mức độ hoạt động của động vật trên nông trại.
Các ưu điểm và khuyết điểm của UAV trong nông nghiệp
Các ưu điểm của UAV trong nông nghiệp
- Thứ nhất là hình ảnh trực quan phơi bày mọi thứ từ các vấn đề thủy lợi đến sự biến đổi của đất và ngay cả sâu bệnh hại và nấm mà mắt không nhìn thấy.
- Thứ 2 là ảnh đa phổ thu thập dữ liệu từ tia hồng ngoại kết hợp ảnh quang phổ, giúp tạo ra cái nhìn trực quan về cây trồng. Từ đó, nhà quản lý nông trường có thể sử dụng dữ liệu để nhận ra sự khác biệt giữa cây khỏe mạnh và cây cối sâu bệnh theo cách mà chúng ta không thể nhìn thấy mắt thường.
- Cuối cùng, máy bay không người lái có thể cung cấp hình ảnh linh động theo chu kỳ. Ví dụ, kết quả có thể cho thấy những thay đổi trong vụ mùa, cho thấy các điểm dị biệt (Ví dụ,vùng có mật độ sinh khối thấp hơn so với xung quanh) hoặc cơ hội để quản lý cây trồng tốt hơn.
Các nhược điểm của UAV trong nông nghiệp
- Diện tích canh tác phải lớn đến rất lớn: Máy bay không người lái (UAV, drone, flycam) phù hợp giám sát các cánh đồng mẫu lớn. Đây là một yếu tố khá hạn chế đối với thực trạng Việt Nam.
- Chi phí đầu tư thiết bị còn cao so với mặt bằng chung. Ví dụ: DJI Multispectal có giá gần 200 triệu VNĐ
- Rủi ro trong quá trình vận hành cao: khả năng rơi rớt do thời tiết,lỗi kỹ thuật,… cực kỳ dễ xảy ra. Điều đó cần đội ngũ vận hành dày dạn kinh nghiệm.
Thực tiễn ứng dụng UAV trong nông nghiệp Việt Nam
Quy định hành lang pháp lý về ứng dụng UAV trong nông nghiệp
Hiện tại chưa có những thông tư quy định cụ thể về máy bay không người lái trong nông nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta có thể tham khảo một số thông tư quy định chung về thiết bị bay không người ở Việt Nam:
- Nghị định số 36/2008/NĐ-CP (đã sửa đổi theo Số: 79/2011/NĐ-CP) quy định về quản lý tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ
- Quyết định số 18/2020/QĐ-TTg Thiết lập khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ
Nghiên cứu ứng dụng UAV trong lãnh vực nông nghiệp tại Việt Nam
Hiện tại ở nước ta, đã có một số ít công ty nghiên cứu, phát triển các máy bay không người lái phục vụ cho nông nghiệp.
Tuy nhiên, Các ứng dụng chỉ mới tập trung ở việc phun thuốc trừ sâu, gieo hạt giống, phân bón. Các ứng dụng từ ảnh quang phổ và hồng ngoại gần vẫn chưa được nghiên cứu và và phát triển đúng mức.
Một số thành tựu ứng dụng UAV trong nông nghiệp tại Việt Nam
Năm 2016 cả nước có 30.000 trang trại, giá trị sản xuất hàng hóa bình quân chỉ khoảng 2 tỷ đồng/trang trại; khoảng 4.000 DN tham gia đầu tư – chiếm chưa tới 1% tổng số DN cả nước, trong đó, có đến 90% DN quy mô từ nhỏ đến rất nhỏ; khoảng 12.000 hợp tác xã và 56.000 tổ hợp tác đang hoạt động, cho thấy nhân tố chủ chốt trong tổ chức sản xuất nông nghiệp còn rất ít.
Với đặc thù nông nghiệp của Việt Nam hiện nay, các thành tựu ứng UAV chủ yếu tập trung vào việc phun thuốc trừ sâu, gieo hạt giống và bón phân.
Cụ thể, tại Thái Bình, một số công ty đã tiến hành phun thuốc trừ sâu hơn 200ha diện tích lúa giúp tiết kiệm chi phí và nhân công, đồng thời còn giúp người nông dân tránh được các độc hại do thuốc bảo vệ thực vật gây ra.
Tương tự, tại Phú Yên cũng tiến hành phun thuốc bảo vệ thực vật cho 150ha lúa giúp giảm chi phí thuê dịch vụ khoảng 10%, năng suất dự kiến tăng từ 7 đến 15% (Nguồn:Học viện nông nghiệp Việt Nam).
Trên đây, dovenhanh.com đã khái quát tình hình ứng dụng UAV trong lãnh vực nông nghiệp tại Việt Nam. Mọi ý kiến đóng góp vui lòng để lại ở phần bình luận.
Dovenhanh.com là website thuộc Công ty TNHH Hợp Nhất Bách Việt
Địa chỉ liên hệ: 369/16 Lò Lu, phường Trường Thạnh, Tp Thủ Đức, TPHCM.
Hotline: 028 35356895
XEM THÊM: Khảo sát địa hình bằng UAV tại Xuân Lộc Đồng Nai