Khái niệm trạm cors là gì? Đây là điều khiến nhiều người băn khoăn ở thời điểm gần đây. Trong bài viết này, hãy cùng với Đo Vẽ Nhanh tìm hiểu về trạm cors cũng như ứng dụng của nó trong thực tế nhé. Chúng tôi sẽ giúp bạn có được nhiều thông tin thú vị đấy.
Mục lục nội dung
Trạm Cors là gì?
Trạm Cors là viết tắt của cụm từ: Continuosly Operation Reference Station. Nó có nghĩa là hệ thống trạm tham chiếu GNSS – Global Navigation Satellite System.
Các trạm Cors vận hành liên tục, được đặt ở những vị trí cố định. Với ứng dụng công nghệ máy tính hiện đại và internet có khả năng truyền dữ liệu, nó giúp tạo thành một mạng lưới thống nhất.
Trạm Cors có thể đưa ra một vị trí nhanh chóng, chính xác với độ chuẩn từ cm. Và nó được sử dụng trong rất nhiều ngành nghề khác nhau như xây dựng, nông nghiệp hay địa chính…
Mỗi một trạm Cors sẽ được lắp đặt kèm với một máu GNSS RTK đa tần số. Nó cho phép truyền nhận, xử lý thông tin với độ chính xác cực cao. Đặc biệt, nó có khả năng thu nhận dữ liệu liên tiếp từ vệ tinh.
Cơ chế hoạt động của trạm Cors
Với thông tin từ nhiều trạm cors khác nhau, nó truyền tới trạm chủ. Nó có thể xây dựng được mô hình cải chính vi phân tức thời, được xem xét như hàm của vị trí điểm các trạm dùng tham chiếu thông tin.
Trong mô hình này, họ có thể áp dụng một số nguồn sai số:
- Sai số quỹ đạo vệ tinh.
- Sai số xuất phát từ đồng hồ vệ tinh.
- Ảnh hưởng sai số từ tầng đối lưu.
- Tầng điện ly gây sai số.
Trong thực tế, các trạm Cors được xây dựng với mật độ tương đối đồng đều. Khoảng cách giữa các trạm là một tham số đặc trưng cho độ chính xác của hệ thống. Vị trí các trạm tham chiếu sẽ được xác định một cách chính xác trong hệ thực tế.
Cấu trúc của trạm Cors
Một trạm cors được cấu tạo nên từ 3 thành phần chính sau đây.
Hệ thống trạm Cors
Tại vị trí các Cors được lắp đặt các máy thu tín hiệu liên tục. Nó cần đảm bảo rằng được đặt ở vị trí phù hợp để thu nhận tín hiệu vệ tinh ổn định. Dưới đây là một số yêu cầu cần thiết đối với máy thu.
- Phải là loại đa tần với ít nhất 2 tần số.
- Đảm bảo thu nhận tín hiệu ổn định.
- Đặt cách xa các nguồn phát sóng, đường dây điện cao thế.
- Cung cấp L1 C/A – code khoảng cách giả hoặc P-code khoảng cách giả, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bước sóng.
Trạm chủ
Trạm chủ chính là nơi xử lý, điều khiển và lưu giữ các thông tin từ các trạm tham chiếu đã được lắp đặt gửi tới. Tại đây, người ta có thể xây dựng mô hình số cải chính vi phân tức thời để dùng cho những công việc sau đó.
Tất cả các thông tin, dữ liệu ở trạm tham chiếu sẽ được truyền tải thông qua internet đến trung tâm điều khiển ở trạm chủ. Việc tính toán lưới, hiệu chỉnh vị trí sẽ được thực hiện một cách chi tiết thông qua những phần mềm và phần cứng bền vững.
Người dùng
Người sử dụng sẽ dùng tới các trạm Cors với phương pháp định vị tức thời, hoặc một vài phương pháp định vị xử lý sau phổ biến. Với mỗi phương thức, cách xử lý và truyền tải thông tin là hoàn toàn khác biệt.
Các thuật ngữ phổ biến trong trạm Cors
RTCM
Đây là từ viết tắt của cụm Ủy ban kỹ thuật vô tuyến điện về dịch vụ hàng hải. Tên gọi này là của một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong những lĩnh vực liên quan tới khoa học, giáo dục.
Ủy ban này liên quan đến hệ thống vệ tinh điều hướng toàn cầu đang dùng hiện nay. Nó giúp điều hướng, thiết lập các tiêu chuẩn cho cấu trúc thông điệp liên quan tới quy trình sửa đổi thông tin DGPS.
RINEX
Khái niệm này có nghĩa là định dạng trao đổi độc lập của máy thu đã được phát triển và đưa vào lưu hành bởi Viện Thiên văn của trường Berne. Nó khiến việc trao đổi dữ liệu GPS của hệ thống và các máy móc liên quan dễ dàng hơn.
VRS
Đây là một phương pháp được sử dụng rộng rãi hiện nay nhằm cung cấp dữ liệu hiệu chỉnh mạng RTK. Nó dựa vào nhiều kỹ thuật khác nhau để tạo dựng một trạm tham chiếu GNSS cho các trạm tham chiếu ảo được định sẵn.
Mac
Đây là cách gọi một phương pháp chuẩn, thường được sử dụng để tạo ra các sửa đổi cần thiết trên mạng. Năm 2009, nó được mô tả là dùng để truyền tải tất cả các dữ liệu sửa đổi có liên quan tới 1 mạng Cors sang máy định vị phù hợp với kích thước nhỏ gọn để thuận tiện cho việc sử dụng và xử lý thông tin.
Như vậy là bạn đã có được những thông tin cần thiết để hiểu trạm Cors là gì. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn. Nếu còn bất kỳ điều gì băn khoăn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
Xem thêm:
Bản Đồ Chuyên Đề ? Bản Đồ Địa Chính Là Bản Đồ Chuyên Đề ?
Nguyên lý đo cao lượng giác, thao tác đo tại 1 trạm máy