Tìm hiểu các khái niệm cơ bản về nền móng trong công trình

Móng công trình xây dựng là công trình quan trọng với mỗi dự án sẽ có những đặc điểm khác biệt. Việc chọn lựa loại móng nhà phù hợp sẽ giúp công trình tránh được tình trạng thi công hư hại, nghiêng đổ. Trong bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn các khái niệm cơ bản về nền móng trong công trình để xây đúng theo quy chuẩn.

LIÊN HỆ BÁO GIÁ QUAN TRẮC LÚN NGHIÊNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG  0903692185

Khái niệm về nền móng

Nền móng là một công trình quan trọng trong bất kỳ một công trình xây dựng nào. Bạn cần biết đến những thông tin về các khái niệm cơ bản về nền móng. Nó được coi là yếu tố cần thiết trong việc thiết kế để thi công nhà ở. Một ngôi nhà muốn vững chắc thì nền móng cũng phải chắc và an toàn. Dù ở nhà dân sinh hay các công trình công cộng hay mang tính thương mại.

Chúng có chung nhiệm vụ giúp chống đỡ chịu lực cho toàn bộ ngôi nhà. Nền móng là phần đất nằm ở dưới đáy móng và chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng do toàn bộ công trình đề xuống. Nền móng cũng có có thể gọi là đất nền, nơi chịu toàn bộ các tải trọng của công trình, dự án. Chúng được chôn sâu và kỹ lưỡng dưới lòng đấy.

Nền móng là công trình quan trọng trong dự án xây dựng
Nền móng là công trình quan trọng trong dự án xây dựng

Xem thêm: Đơn vị cung cấp dịch quan trắc lún công trình xây dựng uy tín tại Tp.HCM

Các khái niệm cơ bản về nền móng trong xây dựng

Nền và móng là hai bộ phận khác nhau, vì chúng có những khái niệm riêng biệt. Nền là chiều dày lớp đất và đá nằm dưới đáy mỏng. Lớp nền này có tác dụng tiếp thu tải trọng của công trình bên trên do nền móng truyền xuống. Từ đó có thể phân tán tải trọng và lực đó ra xung quanh và bên trong nền.

Còn móng là một bộ phận kết cấu phía dưới của công trình. Móng có tác dụng liên kết với cột, tường để có tác dụng để chịu lực. Phần móng này có thể nhiệm vụ tiếp thu tải trọng từ công trình và truyền, phân tán với tải trọng đó xuống nền. Mặt tiếp xúc giữa các đáy móng và nền đất bắt buộc phải phẳng và nằm ngang gọi là đáy móng.

Xét về cơ bản nền móng nhà hay nền móng công trình là tương tự như nhau. Tuy nhiên xét về độ dày và loại mỏng sẽ là sự khác nhau khi xây dựng. Tuỳ thuộc vào tải trọng và số tầng, loại đất ở môi trường xây dựng mà  chọn được loại móng phù hợp nhất.

Nền móng có tác dụng chịu tải trọng của toàn bộ công trình
Nền móng có tác dụng chịu tải trọng của toàn bộ công trình

Cách phân loại nền móng công trình

Phân loại nền

Người ta chia nền thành hai loại

  • Nền thiên nhiên: Đây là loại móng có lớp đất nền và kết cấu tự nhiên và nằm ngay sát bên dưới của móng để chịu đựng trực tiếp tải trọng của công trình do móng truyền sang. Khi công trình xây dựng không cần dùng các biện pháp kỹ thuật để cải thiện các tính chất xây dựng của nền.
  • Nền nhân tạo: Khi các lớp đất ngay sát bên dưới móng không có đủ năng lực để chịu với kết cấu tự nhiên, cần phải để áp dụng các biện pháp để nhằm nâng cao khả năng chịu lực của như đệm vật liệu, gia tải, cọc vật liệu, sợi hoặc vải địa, sợi hoặc vải địa kỹ thuật, phụt vữa xi măng, cột đất trộn xi măng.

Phân loại móng

Có nhiều cách phân loại khác nhau:

  • Theo vật liệu móng bao gồm: Móng bằng gỗ, gạch, đá hộc, bê tông, thép,..
  • Theo độ cứng của móng như: Móng cứng và móng mềm.
  • Theo phương pháp chế tạo móng gồm có: Móng đổ toàn khối, móng lắp ghép và bán lắp ghép.
  • Theo đặc tính chịu tải: Móng chịu tải trọng tĩnh và móng chịu tải trọng động.
  • Theo độ sâu chôn móng và đất chia làm: Móng nông và móng sâu.
Móng được phân loại dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau
Móng được phân loại dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau

Trên đây là toàn bộ các khái niệm cơ bản về nền móngĐo Vẽ Nhanh đã giới thiệu tới bạn đọc. Hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn. Ngoài ra, nếu bạn cần đo đạc địa chính, khảo sát địa chất thì đừng ngần ngại liên hệ tới chúng tôi để được giúp đỡ.