Hiện nay phương án khoan cọc nhồi được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công trình lớn nhỏ. Bởi vì chúng là một bước quan trọng trong thi công xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được thông tin khoan cọc nhồi để làm gì và ưu nhược điểm của phương pháp này.
Mục lục nội dung
Tìm hiểu khoan cọc nhồi để làm gì?
Cọc khoan nhồi để tạo ra một loại cọc bê tông cốt thép đặc biệt được đổ dưới nền đất sâu. Phương pháp khoan cọc nhồi sử dụng thiết bị máy móc chuyên dụng để lấy đất ở vị trí cần khoan, sau đó bơm dung dịch tạo màng để giữ thành vách vừa tạo ra. Dung dịch gồm có hỗn hợp nước và bột khoáng sét, khi sử dụng khoan cọc nhồi sẽ giúp ngăn ngừa nguồn nước mạch ngầm chảy ra lỗ cọc vừa khoan xong. Điều này sẽ đảm bảo sự ổn định của hố khoan.
Một công đoạn quan trọng tiếp theo đó là bơm bê tông vào trong hố, khi lượng bê tông đã ổn định cần phá bỏ đỉnh cọc. Thường là phần bê tông có lẫn dung dịch giữ thành hố khoan, vì vậy trong quá trình đóng rắn chúng sẽ bị đẩy lên. Vậy bạn đã hiểu khoan cọc nhồi để làm gì rồi đúng không? Hiểu đơn giản nó giống như một cọc có móng sâu để đảm bảo chất lượng nền móng.
Khoan cọc nhồi có tác dụng gì trong công trình xây dựng?
Hiện nay khoan cọc nhồi là giải pháp công trình xây dựng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chủ yếu phương pháp này áp dụng cho những công trình có quy mô lớn, nhà cao tầng cần có nền móng tải trọng lớn. Vì vậy nếu không có cọc nhồi rất khó để có một lớp móng chắc chắn để có lực đảm bảo dự thi công hiệu quả.
Khoan cọc nhồi để làm gì, chúng chịu được trên nền đất yếu nên sẽ giúp nâng cao khả năng chịu tải của nền móng. Các cọc phù hợp với lỗ khoan sâu và ngăn cản tốt sự tái lấp của đất trong hố khoan. Chính vì vậy trong các công trình thi công, cọc nhồi đã giúp hiệu suất sử dụng đạt cao hơn với kinh phí phù hợp hơn so với cọc truyền thống.
Khoan cọc nhồi càng trở nên quan trọng đối với công trình lớn, để có được giải pháp an toàn cho nền móng cần đến phương pháp này. Bạn nên lựa chọn đơn vị thi công có nhiều kinh nghiệm để có giải pháp xây dựng phù hợp với địa chất công trình. Đồng thời có thể tiết kiệm được tối đa chi phí thi công.
Những ưu và nhược điểm của khoan cọc nhồi
Ở phần trên bạn đã biết được khoan cọc nhồi để làm gì. Tiếp theo chúng ta hãy tìm hiểu về ưu và nhược điểm của khoan cọc nhồi.
Ưu điểm
Với sự phổ biến của khoan cọc nhồi, chắc chắn chúng có rất nhiều ưu điểm để nhà thầu xây dựng áp dụng, cụ thể như sau.
- Giảm được thời gian làm việc, rút bớt được công đoạn đúc cọc. Do đó sẽ không còn phải làm các khâu xây dựng bãi đúc, lắp dựng ván khuôn nữa.
- Dễ thay đổi kích thước hình học của cọc về chiều dài, đường kính, độ sâu,…sao cho phù hợp với thực trạng đất nền. Ưu điểm này có được là do cọc được đúc ngay tại móng công trình.
- Có thể sử dụng tạo mọi địa tầng khác nhau, dễ dàng vượt qua tính chất địa lý khó khăn như đất cứng, nhiều đá. Bởi vì có thể sử dụng các dụng cụ như khoan chồng, nổ miền hoặc máy phá đá dưới lòng đất.
- Cọc khoan nhồi có khả năng tận dụng hết hiệu suất làm việc của vật liệu, giảm được số cọc móng. Ngoài ra còn có thể bố trí cốt thép để phù hợp với điều kiện chịu lực của cọc.
- Trong quá trình thực hiện khoan cọc nhồi không gây ra tiếng ồn làm ảnh hưởng đến môi trường . Ưu điểm này rất phù hợp để xây dựng các công trình lớn trong đô thị.
- Cho phép kiểm tra địa chất từ các mẫu đất đào lên, từ đó đánh giá được chính xác điều kiện đất nền cũng như khả năng chịu lực của đất.
- Có thể tạo ra các cọc khoan nhồi với các đường kính và độ sâu lớn hơn để phù hợp với các công trình.
Xem thêm:
Giải Pháp Tính Toán Tín Chỉ Carbon Bằng Scan 3D Laser
Bật Mí 5 Cách Tính Tín Chỉ Carbon Cho Doanh Nghiệp
Khảo sát hiện trạng rừng Bình Châu – Phước Bửu tại Xuyên Mộc phục vụ thiết kế
Đo đạc nhà đất phục vụ tòa án thẩm định tại chỗ
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm vượt trội ra khoan cọc nhồi cũng có một số nhược điểm nhất định đó là:
- Trong suốt quá trình thi công đều nằm sâu trong lòng đất nên có một số trường hợp xảy ra tình trạng co thắt, hẹp cục bộ, thay đổi diện tích qua lớp đất khác nhau. Bên cạnh đó phần bê tông quanh cọc dễ bị rửa trôi nếu gặp mạch nước ngầm gây rỗ thân cọc.
- Thi công phụ thuộc nhiều ngoài thời tiết như mùa mưa bão, vì quá trình thi công hoàn toàn ngoài trời.
- Chi phí của khoan cọc nhồi thường cao hơn.
Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi khoan cọc nhồi để làm gì?, một phương án xây dựng phổ biến hiện ngay. Bạn có thể liên hệ với Đo Vẽ Nhanh – Một đơn vị thi công uy tín có nhiều kinh nghiệm để được tư vấn và hỗ trợ xây dựng công trình hiệu quả.