Cách chia mảnh bản đồ theo phương pháp UTM và Gauss

Bài trước chúng tôi đã giới thiệu cho bạn đọc về “Hệ tọa độ và hệ quy chiếu bản đồ ở Việt Nam “, dựa vào hệ quy chiếu để phân mảnh bản đồ, vậy ý nghĩa của hện thống phân mảnh và phân mảnh, đánh số bản đồ địa hình dựa trên nguyên tắc nào cùng dovenhanh.com tìm hiểu qua bài viết cách chia mảnh bản đồ theo phương pháp UTM VN2000

LIÊN HỆ TƯ VẤN KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH    0903692185

Mục lục nội dung

Ý nghĩa của hệ thống phân mảnh và danh pháp bản đồ

Để thuận tiện cho việc quản lý và sử dụng bản đồ địa hình (BĐĐH) người ta phân mảnh, đánh số Bản đồ địa hình. Trên thực tế căn cứ số hiệu BĐĐH có thể biết được:

  • Giới hạn địa lý lãnh thổ tờ BĐĐH thể hiện từ đó xác định số lượng tờ BĐĐH cần thiết phủ trùm lãnh thỗ.
  • Xác định số hiệu tờ BĐĐH có chứa các đối tượng địa lý có tọa độ cho trước.

Việt Nam trải qua 02 hệ thống phân mảnh và danh pháp bản đồ:

Hệ thống phân mảnh và danh pháp bản đồ ở Việt Nam
Hệ thống phân mảnh và danh pháp bản đồ ở Việt Nam

Mỗi hệ thống phân mảnh và danh pháp nó có những đặc điểm gì, sự khác nhau giữa chúng như thế nào sẽ được làm rõ dưới đây.

Hệ thống phân mảnh bản đồ của Hệ tọa độ HN72, phép chiếu Gauss 

Sau đây, dovenhanh chia sẻ cách chia mảnh bản đồ Gauss

Chia Trái Đất làm 60 múi dọc kinh tuyến, mỗi múi 60, số thứ tự múi được đánh từ 1 đến 60 bắt đầu từ 1800 kinh Tây theo ngược chiều kim đồng hồ.

Theo vĩ tuyến chia Trái Đất làm các đai cách nhau 40 tính từ Xích đạo về hai cực, các đai lần lượt đánh bằng chữ cái La Tinh từ A, B, C, D, E đến V.

Như vậy bề mặt Trái Đất được chia thành hình thang có kích thước 40x60, mỗi một hình thang được thể hiện hoàn chỉnh lên một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000000, số hiệu của mỗi mảnh được gọi bằng tên của đai và số thứ tự của múi, ví dụ F-48, E-47,….

  • Bản đồ 1:1000000 là cơ sở để tiếp tục phân mảnh và đánh số cho các bản đồ tỷ lệ lớn hơn

Trong mỗi hình thang của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000000 bao gồm 4 hình thang của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500000, được đánh số từ trái sang phải, từ trên xuống dưới bằng các chữ cái A, B, C, D. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500000 bao gồm số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000000 và ghi thêm chữ cái tương ứng.

Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000000 chia làm 36 mảnh tỷ lệ 1:200000 được đánh số hiệu bằng chữ số La Mã. Số thứ tự của mảnh 1:200000 được ghi sau số hiệu của mảnh 1:1000000, ví dụ F-48-XI,….

Mảnh bản đồ 1:1000000 chia làm 96 mảnh tỷ lệ 1:100000 chúng được đánh số bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 96. Số hiệu mảnh 1:100000 bao gồm số hiệu mảnh 1:1000000 và số thứ tự của nó. Ví dụ: F-48-23,….

Mảnh 1:100000 là cơ sở để phân chai và đánh số các bản đồ tỷ lệ lớn hơn.

Mỗi mảnh 1:100000 gồm 4 mảnh 1:50000, được đánh dấu bằng chữ cái A, B, C, D. Số hiệu mảnh 1:50000 bao gồm số hiệu mảnh 1:100000 và các số thứ tự tương ứng. Ví du: F-48-24-A,….

Chia hình thang tỷ lệ 1:50000 ra 4 phần ta nhận được các hình thang tỷ lệ 1:25000 được đánh số bằng các chữ cái viết thường a, b, c, d. Các chữ cái này ghi sau số hiệu của mảnh 1:50000. Ví dụ F-48-24-A-b,….

Mỗi hình thang tỷ lệ 1:25000 được chia thành 4 hình thang tỷ lệ 1:10000 và đánh số hiệu bằng chữ số 1, 2, 3, 4. Số hiệu cảu mảnh 1:10000 bao gồm số hiệu mảnh 1:25000 và số thứ tự ghi thêm đằng sau. Ví dụ: F-48-23-A-a-3,….

Mỗi mảnh bản đồ 1:100000 của nước ta bao gồm 384 mảnh 1:5000 được đánh dấu bằng các chữ số Ả Rập từ 1 đến 384. Số hiệu của mảnh 1:5000 bao gồm số hiệu của mảnh 1:100000 và số thứ tự tương ứng được ghi trong dấu ngoặc. Ví dụ: F-48-23-(324),…

Mỗi mảnh bản đồ 1:5000 chia làm 6 mảnh 1:2000, được đánh dấu bằng các chữ a, b, c, d, e, f. Số thứ tự của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 được đặt trong ngoặc cừng với số thứ tự của mảnh 1:5000. Ví dụ: F-48-24-(324-e),…

Nội dung trên được tóm tắt thông qua sơ đồ sau:

Hệ thống phân mảnh bản đồ Việt nam
Hệ thống phân mảnh bản đồ Việt nam

Kích thước khung trong của các mảnh bản đồ các tỷ lệ nói trên được ghi ở bảng sau đây:

Kích thước khung trong của mảnh bản đồ các tỷ lệ
Kích thước khung trong của mảnh bản đồ các tỷ lệ

Bảng chắp bản đồ

Mục đích lập các bảng chắp bản đồ là để tìm và xác định được danh pháp của mảnh bản đồ cần dùng mà trong thực tế có khi không thể nhớ hết, hay không đủ số liệu xác định.

Phần nền tảng của bảng chắp là ranh giới lãnh thổ, trên nền đó là hệ thống các đường phân chia mảnh bản đồ các tỷ lệ từ nhỏ đến lớn và danh pháp của các mảnh bản đồ đó. Sơ đồ bảng chắp được in một màu, có khi hai màu, tùy thuộc vào mức độ phức tạo của hình vẽ và yêu cầu đặt ra.

Tóm lại, có thể nói một cách đơn giản rằng bảng vẽ giới thiệu toàn bộ hệ thống chia mảnh bản đồ cũng chính là một ohaanf của bảng chắp bản đồ.

Khung và bố cục bản đồ

Khu và bố cục Bản đồ địa hình đã được tiêu chuẩn hóa cho từng tỷ lệ bản đồ.

Thông thường khung có một số đường nhất định, đường trong cùng gọi là khung trong. Nó là đường giới hạn hình vẽ nội dung bản đồ. Cách khung trong khoảng 8mm là khung giữa. Trên bốn cạnh của khung ngoài Bản đồ địa hình có ghi danh pháp của mảnh bản đồ kề với nó, khoảng cách và tên điểm dân cư gần nhất kể từ đường giao thông cắt nhau với khung.

Phần lề ngoài khung được sử dụng để ghi nhận các tư liệu sau: tên bản đồ, số hiệu mảnh,…

Hệ thống phân mảnh và danh pháp bản đồ trong hệ VN 2000

Phương pháp chia mảnh bản đồ địa hình VN2000

Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1.000.000

Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 kích thước 40x60 là giao nhau của múi 60 chia đường kinh tuyến và đai 40 chia theo đường vĩ tuyến.

Ký hiệu múi được đánh bằng số Ả Rập (1, 2, 3, …) bắt đầu từ múi 1 nằm giữa kinh tuyến 1800Đ và 1740T, ký hiệu múi tăng từ Đông sang Tây. Ký hiệu đai được đánh bằng các chữ cái La Tinh (A, B, C,…. bỏ qua chữ cái O và I để tránh nhầm lẫn với số 0 và số 1) bắt đầu từ đai A nằm giữa vĩ tuyến 00 và 40B , ký hiệu đai tăng từ xích đạo về cực.

Trong hệ thống lưới chiếu UTM quốc tế, người ta đặt ký hiệu đai thêm chữ cái N với các đai ở Bắc bán cầu và chữ S đối với đai ở Nam bán cầu.

Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 trong hệ VN-2000 có dạng X-yy (NX-yy), trong đó X là số hiệu đai và yy là ký hiệu múi, phần trong ngoặc là phiên hiệu mảnh theo kiểu UTM quốc tế.

Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 có phiên hiệu là F-48(NF-48).

Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500.000

Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 04 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000, mỗi mảnh có kích thước 20x30, phiên hiệu mảnh đặt bằng các chữu cái A, B, C, D theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Theo kiểu UTM quốc tế, các phiên hiệu A, B, C, D được đánh theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ góc Tây – Bắc.

Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 là phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000, phần trong ngoặc là phiên hiệu mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế.

Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 có phiên hiệu F-48-D (NF-48-C).

Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:250.000

Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000, mỗi mảnh có kích thước 10x1030′ ký hiệu bằng các số Ả Rập (1, 2, 3, 4) theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Theo kiểu cách chia mảnh bản đồ theo phương pháp UTM quốc tế, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 16 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000, mỗi mảnh cũng có kích thước 10x1030′ ký hiệu bằng các số Ả Rập từ 1 tới 16 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000, phần trong ngoặc là phiên hiệu mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế.

Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 250.000 có phiên hiệu F-48-D-1 (NF-48-11).

Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 250.000 có phiên hiệu F-48-D-1 (NF-48-11).
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 250.000 có phiên hiệu F-48-D-1 (NF-48-11).

Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100.000

Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 96 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000, mỗi mảnh có kích thước 30’X30’, ký hiệu bằng số Ả Rập từ 1 đến 96 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Theo kiểu UTM quốc tế, hệ thống bản đồ tỷ lệ 1:100.000 được phân chia độc lập so với hệ thống bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000.

Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 gồm 4 số, 2 số đầu bắt đầu bằng 00 là số thứ tự của các múi có độ rộng 30’ theo kinh tuyến xuất phát từ kinh tuyến 750Đ tăng dần về phía Đông (múi nằm giữa độ kinh 1020Đ và 102030’Đ là cột 54), 2 số sau bắt đầu bằng 01 là số thứ tự của các đai có độ rộng 30’ theo vĩ tuyến xuất phát từ vĩ tuyến 40 Nam bán cầu (vĩ tuyến -40) tăng dần về phía cực (đai nằm giữa độ vĩ 80 và 8030’ là 25).

Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000, phần trong ngoặc là phiên hiệu mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế.

Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 có phiên hiệu F-48-96 (6151).

Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000

Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000, mỗi mảnh có kích thước 15’X15’, ký hiệu bằng A, B, C, D theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Theo kiểu UTM quốc tế, việc chia mảnh thực hiện tương tự, phiên hiệu mảnh bằng chữ số La mã I, II, III, IV theo thứ tự bắt đầu từ mảnh góc Đông – Bắc theo chiều kim đồng hồ.

Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000, phần trong ngoặc là phiên hiệu mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế (phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 theo kiểu UTM quốc tế cũng đặt theo nguyên tắc trên nhưng không có gạch ngang).

Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 có phiên hiệu F-48-68-D (6151II).

Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000, mỗi mảnh có kích thước 7’30”X7’30”, ký hiệu bằng a, b, c, d theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Hệ thống UTM quốc tế không phân chia các mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 và lớn hơn.

Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 25.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000.

Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 có phiên hiệu F-48-68-D-d.

Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000

Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000
Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000

Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000, mỗi mảnh có kích thước 3’45”X3’45”, ký hiệu bằng 1, 2, 3, 4 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000.

Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000 có phiên hiệu F-48-68-D-d-4.

Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5.000

Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 được chia thành 256 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000, mỗi mảnh có kích thước 1’52,5”X1’52,5”, ký hiệu bằng số từ 1 đến 256 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 đặt trong ngoặc đơn.

Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 có phiên hiệu F-48-68-(256).

Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000

Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 được chia thành 9 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000, mỗi mảnh có kích thước 37,5”X37,5”, ký hiệu bằng chữ La-Tinh a, b, c, d, e, f, g, h, k (bỏ qua i, j để tránh nhầm lẫn với 1) theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000, đặt trong ngoặc đơn cả ký hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 và mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000.

Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 có phiên hiệu F-48-68-(256-k).

Sơ đồ phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh hệ thống bản đồ địa hình cơ bản

cách chia mảnh bản đồ theo phương pháp UTM
Cách chia mảnh bản đồ theo phương pháp UTM – Sơ đồ phân mảnh và đặt phiên hiệu

 

Sơ đồ phân mảnh và đặt phiên hiệu bản đồ VN2000
Sơ đồ phân mảnh và đặt phiên hiệu bản đồ VN2000
Sơ đồ phân mảnh và đặt phiên hiệu bản đồ địa hình vn2000
Sơ đồ phân mảnh và đặt phiên hiệu bản đồ địa hình vn2000
Sơ đồ phân mảnh và đặt phiên hiệu bản đồ địa hình VN2000
Sơ đồ phân mảnh và đặt phiên hiệu bản đồ địa hình VN2000

Xem thêm:

Công ty đo đạc nhà đất Tân Bình

Dịch vụ đo đạc nhà đất Quận 3 và hoàn công nhà ở 

Dịch vụ khảo sát địa hình Đồng Nai

Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ lớn

Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn 1:1000 và 1:500 chỉ được thành lập cho những khu vực nhỏ, có thể thiết kế hệ thống phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra có thể sử dụng cách phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh theo hệ thống chung như sau:

Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1000

Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000, ký hiệu bằng các chữ số La Mã (I, II, III, IV) theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 trong mảnh 1:2000, đặt trong ngoặc đơn cả ký hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 và mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000.

Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 có phiên hiệu F-48-68-(256-a-IV)

Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500

Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 được chia thành 16 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500, ký hiệu bằng các chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, đặt trong ngoặc đơn cả ký hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 và mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.

Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 có phiên hiệu F-48-68-(256-a-16)

Phân mảnh và phiên hiệu mảnh bản đồ địa chính

Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa chính được thực hiện theo quy định tại “Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10.000 và 1:25.000” do Tổng cục Địa chính ban hành năm 1999.

Phân mảnh và phiên hiệu mảnh bản đồ chuyên đề

Bản đồ và tập bản đồ chuyên đề được phép xác định các phân mảnh và phiên hiệu mảnh theo hệ thống riêng phù hợp với mục đích của bản đồ.

Làm sao để phân mảnh bản đồ chính xác?

Nhìn chung, quá trình phân mảnh bản đồ là một công việc phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên ngành cực cao. Nếu không học qua chuyên ngành hay có đầy đủ thông tin, kỹ năng, rất khó để bạn có thể thực hiện công việc này.

Trong thực tế, việc phân mảnh bản đồ hay các hoạt động địa chính tương tự đều được thực hiện bởi những chuyên gia, tổ chức chuyên biệt. Hiện tại, Đo Vẽ Nhanh đang có nhiều chuyên gia phục vụ công việc này. Nếu bạn có nhu cầu, có thể đến với Đo Vẽ Nhanh để được hỗ trợ chi tiết hơn.

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu cho bạn đọc về “cách chia mảnh bản đồ theo phương pháp utm và VN2000“, hy vọng đây là một bài viết bổ ích. Bài viết được thực hiện bởi Công Ty TNHH Hợp Nhất Bách Việt. Nếu bạn có bất kỳ điều gì băn khoăn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thật tốt nhé.