Thông tư 06/2006/TT-BXD – Hướng dẫn khảo sát địa kỹ thuật

Việc khảo sát địa kỹ thuật là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình thi công. Bởi vì đây là một bước quan trọng không thể bỏ qua trước khi tiến hành xây dựng. Thông tư 06/2006/TT-BXD – Hướng dẫn khảo sát địa kỹ thuật sẽ giúp bạn hiểu hơn về các quy định của quá trình khảo sát này.

Giới thiệu Thông tư 06/2006/TT-BXD – Hướng dẫn khảo sát địa kỹ thuật

Thông tư 06/2006/TT-BXD hướng dẫn cụ thể công tác khảo sát địa kỹ thuật để phục vụ lựa chọn các địa điểm và thiết kế xây dựng sao cho phù hợp. Quy định rõ trách nhiệm của tổ chức và cá nhân liên quan đến công tác khảo sát này. Ngoài ra trách nhiệm của chủ thể trong khảo sát như chủ đầu tư, nhà thầu, nhà thiết kế, cá nhân giám sát cũng được nêu rõ trong các điều khoản.

Các đối tượng như các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, chủ đầu tư, nhà thầu,…sẽ thực hiện khảo sát theo hướng dẫn. Đối với quản lý công trình thực hiện các tiêu chuẩn khảo sát phù hợp với tính chất và đặc điểm của công trình xây dựng. Quá trình khảo sát định kỳ 6 tháng và một năm cần báo cáo với Ủy ban tỉnh và Bộ Xây dựng về tình hình thực tế của địa bàn.

Nếu cá nhân và tổ chức nào vi phạm theo hướng dẫn của thông tư sẽ phải bồi thường thiệt hại gây ra. Hiệu lực của Thông tư 06/2006/TT-BXD được thi hành sau 15 ngày kể từ khi đăng Công báo.

Thông tư 06/2006/TT-BXD giúp chọn địa điểm và thiết kế xây dựng phù hợp
Thông tư 06/2006/TT-BXD giúp chọn địa điểm và thiết kế xây dựng phù hợp

Nội dung Thông tư 06/2006/TT-BXD – Hướng dẫn khảo sát địa kỹ thuật

Mục 1. Những quy định chung

Nội dung Thông tư 06/2006/TT-BXD đầu tiên mà bạn cần nắm được là nội dung của nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật,…đặc biệt là chủ đầu tư phải tổ chức lựa chọn nhà thầu khảo sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp theo quy định để thực hiện khảo sát. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng cũng như độ chính xác của kết quả.

Chủ đầu tư cần lựa chọn nhà thầu khảo sát có đủ điều kiện và năng lực
Chủ đầu tư cần lựa chọn nhà thầu khảo sát có đủ điều kiện và năng lực

Mục 2. Khảo sát phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình

Quy định ở mục 2 này sẽ có 2 nội dung chính đó là khảo sát phục vụ lựa chọn địa điểm và khảo sát phục vụ thiết kế xây dựng công trình.

1. Khảo sát phục vụ lựa chọn địa điểm

Khảo sát phục vụ lựa chọn địa điểm được tiến hành trong trường hợp điều kiện địa chất công trình là yếu tố chủ yếu quyết định việc lựa chọn địa điểm xây dựng công trình. Tuỳ theo mức độ phức tạp về điều kiện địa chất công trình và đặc điểm công trình xây dựng.

Thành phần công tác khảo sát phục vụ lựa chọn địa điểm gồm có:

  • Thu thập, phân tích và hệ thống hóa tài liệu khảo sát hiện có của khu vực, địa điểm xây dựng.
  • Thị sát địa chất công trình (khảo sát khái quát).
  • Đo vẽ địa chất công trình.
  • Thăm dò địa chất công trình, địa chất thuỷ văn.
  • Thăm dò địa vật lý (nếu cần).

2. Khảo sát phục vụ các bước thiết kế xây dựng công trình

Khi thực hiện khảo sát để hỗ trợ thiết kế xây dựng, cần biết các quy định về nội dung sau.

  • Yêu cầu chung.
  • Phục vụ bước thiết kế cơ sở.
  • Phục vụ bước thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế hai bước hoặc thiết kế một bước).
  • Phục vụ bước thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế ba bước).
Thực hiện đầy đủ nội dung quy định để lựa chọn địa điểm xây dựng hợp lý
Thực hiện đầy đủ nội dung quy định để lựa chọn địa điểm xây dựng hợp lý

Xem thêm:

Giải Pháp Tính Toán Tín Chỉ Carbon Bằng Scan 3D Laser

Bật Mí 5 Cách Tính Tín Chỉ Carbon Cho Doanh Nghiệp

Thu Tiền Tỷ Từ Tín Chỉ Carbon

Khảo sát hiện trạng rừng Bình Châu – Phước Bửu tại Xuyên Mộc phục vụ thiết kế

Đo đạc nhà đất phục vụ tòa án thẩm định tại chỗ

Mục 3. Trách nhiệm của các chủ thể trong công tác khảo sát

1. Chủ đầu tư xây dựng công trình

  • Chủ đầu tư xây dựng cần có trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng khảo sát trong việc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát và phương án kỹ thuật khảo sát.
  • Biết cách lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện và năng lực theo Điều 58 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
  • Sau đó ký kết hợp đồng và bàn giao nhiệm vụ cho nhà thầu khảo sát theo đúng quy định. Đồng thời phải chịu trách nhiệm về chất lượng thông tin, lưu trữ hồ sơ của công tác khảo sát.

2. Nhà thầu khảo sát

  • Nhà thầu phải lập nhiệm vụ, phương án kỹ thuật khảo sát theo yêu cầu của chủ đầu tư.
  • Chỉ được phép thực hiện công tác khảo sát theo quy định của Nghị định 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
  • Lựa chọn nhân lực đủ điều kiện để thực hiện công tác này. Đồng thời thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra nội bộ kỹ thuật khảo sát, giám sát công việc, bảo đảm an toàn cho cả nhân lực và môi trường sau quá trình làm việc.

3. Nhà thầu thiết kế

  • Lập nhiệm vụ khảo sát phục vụ cho công tác thiết kế phù hợp với yêu cầu của bước thiết kế.
  • Đề xuất khảo sát bổ sung và lập nhiệm vụ khảo sát bổ sung khi phát hiện không đủ số liệu khảo sát để thiết kế.
  • Chỉ thực hiện thiết kế xây dựng công trình trên cơ sở báo cáo kết quả khảo sát đã được chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định.
  • Bồi thường thiệt hại khi xác định sai nhiệm vụ khảo sát dẫn đến kết quả khảo sát không đáp ứng yêu cầu thiết kế phải khảo sát lại, khảo sát bổ sung hoặc các hành vi gây thiệt hại khác do lỗi của mình gây ra.

4. Tổ chức, cá nhân giám sát khảo sát

  • Thực hiện giám sát khảo sát theo yêu cầu của chủ đầu tư được thể hiện trong hợp đồng kinh tế.
  • Cử người có chuyên môn phù hợp để thực hiện giám sát khảo sát.
  • Kiểm tra sự phù hợp về điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát và chủ nhiệm khảo sát về thiết bị khảo sát mà nhà thầu khảo sát đã cam kết với chủ đầu tư trong hồ sơ dự thầu hoặc trong hợp đồng đã ký kết.
  • Giám sát quy trình thực hiện khảo sát ngoài hiện trường và trong phòng thí nghiệm theo phương án kỹ thuật được duyệt.
  • Nghiệm thu khối lượng khảo sát để làm cơ sở cho chủ đầu tư quyết toán công tác khảo sát.
  • Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về khối lượng khảo sát đã nghiệm thu. Bồi thường thiệt hại nếu không phát hiện được nhà thầu khảo sát thực hiện không đúng phương án kỹ thuật khảo sát.
Các chủ thể có liên quan thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong khảo sát
Các chủ thể có liên quan thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong khảo sát

Mục 4. Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện ở đây sẽ là các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi quyền hạn, nhà thầu, nhà khảo sát, nhà thầu thiết kế,…Bên cạnh đó còn có các Bộ có quản lý công trình xây dựng sẽ tổ chức rà soát, sửa đổi và bổ sung các tiêu chuẩn khảo sát phù hợp.

Bạn có thể tìm hiểu cụ thể hơn về Thông tư 06/2006/TT-BXD qua:

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Thong-tu-06-2006-TT-BXD-huong-dan-khao-sat-dia-ky-thuat-phuc-vu-lua-chon-dia-diem-thiet-ke-xay-dung-cong-trinh-15463.aspx.

Một số lưu ý khi thực thi Thông tư 06/2006/TT-BXD

Trong quá trình thực thi Thông tư cần lưu ý một số vấn đề sau.

  • Các đối tượng có trách chủ trong công tác khảo sát được quy định trong Thông tư cần chấp hành đầy đủ và phối hợp để đạt hiệu quả cao.
  • Thực hiện quá trình khảo sát địa kỹ thuật theo đúng hướng dẫn tại Thông tư này.
  • Thực hiện khảo sát định kỳ 6 tháng, 1 năm phải báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng về kết quả thực hiện.
  • Nếu tổ chức và cá nhân nào vi phạm công tác khảo sát theo thông tư sẽ bị xử lý vi phạm theo mức độ và bồi thường thiệt hại gây ra.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Thông tư 06/2006/TT-BXD – Hướng dẫn khảo sát địa kỹ thuật. Mong rằng với những thông tin mà Đo Vẽ Nhanh chia sẻ cho bạn sẽ giúp bạn thực hiện tốt các quy định trong xây dựng.