Nghị định 15/2013/NĐ-CP – Về quản lý chất lượng công trình xây dựng

Chất lượng trong công trình xây dựng là một yếu tố rất quan trọng. Bởi vì điều này ảnh hưởng đến môi trường cũng như an toàn của cộng đồng. Chính vì vậy nhà nước đã đưa ra Nghị định 15/2013/NĐ-CP – Về quản lý chất lượng công trình xây dựng để phân rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý.

Tìm hiểu về Nghị định 15/2013/NĐ-CP – Về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Những ai quan tâm đến xây dựng chắc hẳn không còn xa lạ với Nghị định 15/2013/NĐ-CP. Đây là quy định của Nhà Nước về quản lý chất lượng công trình trong xây dựng.

Giới thiệu về Nghị định 15/2013/NĐ-CP

Ngày 06/02/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2013/NĐ-CP – Về quản lý chất lượng công trình xây dựng thay cho Nghị định số 209/2004/NĐ-CP đã ban hành trước đó. So với Nghị định 209/2004/NĐ-CP, Nghị định 5/2013/NĐ-CP – Về quản lý chất lượng công trình xây dựng có một số điểm bổ sung như sau.

  • Hủy bỏ công tác tư vấn, chứng nhận sự phù hợp của chất lượng công trình. Riêng với các công trình được xây dựng trước ngày 15/04/2003 vẫn được tiếp tục thực hiện đến khi hoàn thành xong.
  • Tăng cường chức năng cho cơ quan quản lý nhà nước trong dự án đầu tư xây dựng.
  • Bố trí các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình phải thực hiện báo cáo về năng lực của mình cho cơ quan quản lý xây dựng.

Nghị định số 15/2012/NĐ-CP đã khắc phục được hầu hết các bất cập của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ209. Từ đây vấn đề quản lý chất lượng được tăng cường và phân định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong các công trình xây dựng.

Đọc thêm:  Top 5 địa điểm cho thuê flycam giá rẻ ở TPHCM
Nghị định 15/2013/NĐ-CP đã giải quyết toàn bộ vấn đề trong xây dựng
Nghị định 15/2013/NĐ-CP đã giải quyết toàn bộ vấn đề trong xây dựng

Ý nghĩa của Nghị định 15/2013/NĐ-CP

Nghị định 15/2013/NĐ-CP đã giúp việc kiểm soát chất lượng từ bước khảo sát, thiết kế thẩm tra, thẩm định về công tác nghiệm thu đối với các công trình quan trọng và quy mô đã có hiệu quả hơn. Từ đó ngăn ngừa, chống thất thoát, chống lãng phí, khắc phục các sai sót về thiết kế. Đồng thời việc này đã yêu cầu các bên liên quan khắc phục và điều chỉnh các tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng trước khi đưa công trình vào khai thác để đảm bảo an toàn.

Nội dung Nghị định 15/2013/NĐ-CP – Về quản lý chất lượng công trình xây dựng

Nội dung của Nghị định 15/2013/NĐ-CP được thể hiện rõ ràng từng hạng mục. Trong quy định về quản lý chất lượng công trình gồm có 8 chương như dưới đây.

Chương 1. Những quy định chung

Ở chương đầu tiên của Nghị định sẽ có 11 điều khoản từ Điều 1 đến Điều 11. Chương 1 sẽ quy định về phạm vi điều chỉnh và những đối tượng áp dụng như chủ đầu tư, nhà thầu trong và ngoài nước, các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng,…Ngoài ra còn còn các nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình, áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng…Tất cả điều khoản trên cần được nắm rõ đầu tiên.

Bạn cần nắm rõ những quy định chung của Nghị định 15/2013/NĐ-CP
Bạn cần nắm rõ những quy định chung của Nghị định 15/2013/NĐ-CP

Chương 2. Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng

Ở chương 2 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP – Về quản lý chất lượng công trình xây dựng sẽ quy định về trách nhiệm của các bên liên quan gồm các điều khoản như sau.

  • Điều 12. Trình tự thực hiện và quản lý khảo sát xây dựng.
  • Điều 13. Trách nhiệm của chủ đầu tư.
  • Điều 14. Trách nhiệm của nhà thầu khảo sát xây dựng.
  • Điều 15. Trách nhiệm của nhà thầu thiết kế.
  • Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân giám sát khảo sát chất lượng.

Chương 3. Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình

Ở chương 3 này sẽ có các điều khoản tương tự với chương 2 có quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư và nhà thầu. Bên cạnh đó còn có các điều khoản đó là:

  • Điều 20. Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế xây dựng công trình sau thiết kế cơ sở.
  • Điều 21. Thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
  • Điều 22. Thay đổi thiết kế xây dựng công trình.
Đọc thêm:  Gốc tọa độ là gì và ứng dụng thực tiễn của tọa độ địa lý

Chương 4. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

Chương 4 sẽ có 11 điều khoản, trong đó có các quy định về trách nhiệm của các bên liên quan trong xây dựng đó là:

  • Chủ đầu tư.
  • Nhà thầu thi công.
  • Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung cấp vật liệu, sản phẩm, thiết bị, cấu kiện sử dụng cho công trình xây dựng.
  • Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình.
  • Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.

Ngoài ra tại Chương 4 còn có các quy định về quản lý, tổ chức nghiệm thu qua các điều khoản như sau.

  • Điều 29. Quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình.
  • Điều 30. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.
  • Điều 31. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng.
  • Điều 32. Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
  • Điều 33. Xử lý tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng.
Quản lý chất lượng thi công sẽ là trách nhiệm của toàn bộ các bên liên quan
Quản lý chất lượng thi công sẽ là trách nhiệm của toàn bộ các bên liên quan

Chương 5. Bảo hành công trình xây dựng

Đối với chương này sẽ có 2 nội dung quan trọng với 2 điều khoản như sau.

Điều 34. Bảo hành công trình xây dựng

  1. Nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm bảo hành công trình, bảo hành thiết bị. Thời hạn bảo hành công trình kể từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng hoặc căn cứ theo quy định của Hợp đồng xây dựng, Hợp đồng cung ứng thiết bị.
  2. Trong thời hạn bảo hành, nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình phải thực hiện việc bảo hành sau khi nhận được thông báo của chủ đầu tư. Nếu các nhà thầu nêu trên không tiến hành bảo hành thì chủ đầu tư có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác sửa chữa.
  3. Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng với các nhà thầu tham gia xây dựng công trình về quyền và trách nhiệm của các bên trong bảo hành công trình xây dựng; mức tiền bảo hành và việc lưu giữ, sử dụng, hoàn trả tiền bảo hành theo quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

Điều 35. Trách nhiệm của các bên về bảo hành công trình xây dựng

  1. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình.
  2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình.
  3. Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình và các nhà thầu khác có liên quan chịu trách nhiệm về chất lượng công trình tương ứng với phần công việc do mình thực hiện kể cả sau thời gian bảo hành.
Đọc thêm:  [HOT] Thông tin quy hoạch Phú Quốc 2022

Chương 6. Sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình xây dựng.

Trong chương 6 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP – Về quản lý chất lượng công trình xây dựng gồm 5 điều khoản quy định, cụ thể là:

  • Điều 36. Phân loại, phân cấp sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình xây dựng.
  • Điều 37. Báo cáo sự cố.
  • Điều 38. Giải quyết sự cố.
  • Điều 39. Tổ chức giám định nguyên nhân sự cố.
  • Điều 40. Hồ sơ sự cố.
Giải quyết sự cố trong công trình xây dựng là vấn đề quan trọng
Giải quyết sự cố trong công trình xây dựng là vấn đề quan trọng

Chương 7. Quản lý Nhà Nước về chất lượng công trình xây dựng

Chương 7 sẽ đi sâu vào nội dung quy định về trách nhiệm của Nhà Nước trong quản lý xây dựng và xử lý vi phạm chất lượng công trình.

  • Điều 41. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.
  • Điều 42. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Bộ Xây dựng.
  • Điều 43. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của các Bộ, ngành khác.
  • Điều 44. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Điều 45. Trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.
  • Điều 46. Xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Chương 8. Điều khoản thi hành

Điều khoản thi hành bao gồm:

  • Điều 47. Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2013 và thay thế Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
  • Điều 8. Tổ chức thực hiện: Đối tượng tổ chức thực hiện là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này,…

Bạn để tìm hiểu rõ hơn các điều khoản của Nghị định 15/2013/NĐ-CP tại https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Nghi-dinh-15-2013-ND-CP-quan-ly-chat-luong-cong-trinh-xay-dung-170675.aspx.

Một số lưu ý khi thực hiện Nghị định 15/2013/NĐ-CP

Trong quá trình thực hiện Nghị định 15/2013/NĐ-CP cần lưu ý vấn đề sau.

  • Các quy định phải được nghiêm túc thực hiện trong quá trình xây dựng dù là công trình lớn nhỏ.
  • Các bên liên quan phải phối hợp hỗ trợ quản lý chất lượng để đảm bảo vấn đề an toàn công trình.
  • Thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ trong quá trình giám sát và kiểm tra.
  • Nếu bên liên quan nào thiếu trách nhiệm trong thực hiện sẽ bị xử lý theo điều khoản quy định của pháp luật.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ về Nghị định 15/2013/NĐ-CP – Về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Hy vọng với các thông tin trên sẽ giúp bạn thực hiện tốt hơn về quản lý chất lượng trong xây dựng.