Flycam là gì và ứng dụng trong khảo sát địa hình

Đối với những người làm nghề quay dựng, hoặc khảo sát địa hình không còn quá xa lạ với thiết bị flycam. Thế nhưng đối với những người mới vào nghề còn khá xa lạ với khái niệm công nghệ này. Cùng tìm hiểu về Flycam là gì cùng những ứng dụng thực tế của thiết bị này qua bài viết sau của Đo Vẽ Nhanh.  

Flycam là gì?

Flycam hay Flying Camera là khái niệm để chỉ các thiết bị có khả năng bay trên cao không người lái với kích thước nhỏ và có gắn camera. Flycam thường được sử dụng cho mục đích chụp ảnh, quay video với tầm nhìn bao quát. Đồng thời, thuật ngữ này cũng được sử dụng để phân biệt với các thiết bị, khí tài được sử dụng với mục đích do thám, trinh sát trong quân sự. 

Flycam để chỉ các thiết bị có khả năng bay trên cao không người lái 
Flycam để chỉ các thiết bị có khả năng bay trên cao không người lái

Cấu tạo và tính năng của Flycam

Sau khi đã nắm chắc khái niệm Flycam là gì, bạn cần hiểu sơ qua về cấu tạo và tính năng cơ bản của thiết bị này. 

Về cấu tạo

Hiện nay, trên thị trường có hàng chục loại Flycam khác nhau, đa dạng về kiểu dáng, kích thước và tính năng. Thế nhưng, về cơ bản thiết bị này gồm 3 khối bộ phận chính bao gồm cụm camera, máy bay và cụm điều khiển từ xa. Chính vì thế khi chọn mua hoặc thuê flycam bạn cần lưu ý đến các thông số kỹ thuật liên quan. 

Thiết bị flycam về cơ bản gồm 3 khối bộ phận chính
Thiết bị flycam về cơ bản gồm 3 khối bộ phận chính

Về tính năng

Với cấu tạo như trên, Flycam có những tính năng cơ bản bao gồm:

  • Khả năng bay: Có thể đạt tới độ cao lên đến 6-8km cùng tốc độ đạt 70-120km/h trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Với tốc độ cùng độ cao như vậy, Flycam giúp nhìn toàn cảnh một cách bao quát, và theo dõi chuyển động của vật thể. 
  • Khả năng quay phim, chụp ảnh: Để đáp ứng nhu cầu về chất lượng ở khoảng cách xa,  flycam được trang bị cụm camera cao cấp lên đến 20MP. Những cảm biến lớn, màn hình điều khiển giúp ghi hình ở khoảng cách xa. 
  • Chống rung cơ học: Flycam được trang bị gimbal giúp chống rung nên đạt được sự ổn định cao về hình ảnh trong nhiều điều kiện. Bên cạnh đó, cụm camera độc lập cùng cảm biến giúp bám theo mục tiêu khi di chuyển. 
  • Chống va chạm: Giúp thiết bị tránh được các vật cản trong quá trình bay, tuy nhiên chỉ có trên thiết bị cao cấp. Khi phát hiện chướng ngại vật, Flycam sẽ cảnh báo cho người dùng biết. Nếu như quá gần với vật cản đó, thiết bị sẽ dừng lại và bay lơ lửng để giữ khoảng cách an toàn. 
  • Định vị và ghi nhớ đường bay: Công nghệ hiện đại được ứng dụng giúp cho những chiếc flycam càng thông minh hơn và có khả năng ghi nhớ được đường bay. Tức là qua những điểm đi qua, công cụ sẽ đánh dấu và vẽ lại bản đồ nó đi qua, chính vì thế, khi mất kết nối thiết bị sẽ trở về nơi xuất phát. 
Flycam có khả năng quay phim, chụp ảnh từ xa với độ phủ cao
Flycam có khả năng quay phim, chụp ảnh từ xa với độ phủ cao

Ứng dụng của Flycam trong khảo sát địa hình (UVA) là gì?

Bên cạnh những ứng dụng như ghi hình, quay video, Flycam còn được ứng dụng rộng rãi trong khảo sát địa hình và lập bản đồ. Vậy những ưu điểm khi ứng dụng công nghệ này vào khảo sát thực tế bằng Flycam là gì? Cụ thể, chọn công nghệ khảo sát hiện trạng địa hình bằng Flycam (UAV) sẽ đem đến những lợi ích nổi bật như:

Tiết kiệm chi phí

Đây là mục tiêu tối thượng trong công nghệ đo đạc địa chính hiện nay. Theo phương pháp khảo sát địa hình truyền thống, nếu khu vực quá rộng lớn, chia cắt về địa hình sẽ gây khó khăn khi đo đạc, do đó sẽ gia tăng ngân sách. Với công nghệ UAV khó khăn này được giảm bớt đi nhiều. 

Công nghệ UAV  giúp tiết kiệm chi phí đo đạc địa chính
Công nghệ UAV  giúp tiết kiệm chi phí đo đạc địa chính

Khảo sát nhanh ở phạm vi rộng

Công nghệ của Flycam có thể khảo sát địa hình trên một phạm vi rộng lớn, chỉ mất từ 1-2 ngày. Trong khi đo đạc 1/1000 ở những khu vực rộng có thể mất thời gian lên đến 30 ngày. 

Độ chính xác cao, có thể lưu giữ

Flycam giúp đo đạc địa hình với độ chính xác tương đối cao, tuy nhiên đòi hỏi người thực hiện có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, hình ảnh trực quan tại thời điểm bay chụp có thể lưu giữ lại, đây chính là nguồn tài liệu quý giá cần thiết khi đối chiếu. 

Cho phép kiểm tra ở những địa hình hiểm trở

Những phương pháp truyền thống khi đo đạc ở địa hình hiểm trở thường rất khó khăn. Đặc biệt là những địa hình đồi núi hiểm trở cho một số công trình dạng tuyến như đường tải điện, giao thông…Với sự phát triển của công nghệ bay chụp việc này sẽ được giảm tải đi rất nhiều. Phương án sử dụng Flycam được xem là tối ưu, vừa đảm bảo an toàn mà vẫn cung cấp đủ dữ liệu với độ chính xác cao. 

Sử dụng Flycam vừa đảm bảo an toàn mà vẫn cung cấp đủ dữ liệu với độ chính xác cao
Sử dụng Flycam vừa đảm bảo an toàn mà vẫn cung cấp đủ dữ liệu với độ chính xác cao

Xem thêm:

Hướng dẫn cách sử dụng Flycam chuẩn nhất

Top 5 địa điểm cho thuê Flycam giá rẻ ở TPHCM

Hướng dẫn cách kết nối Flycam với điện thoại chuẩn nhất

Thông qua những thông tin mà Đo Vẽ Nhanh chia sẻ, bạn đọc có thể hiểu hơn về Flycam là gì và những ứng dụng thiết thực của nó trong khảo sát địa hình.  Hiện nay, chúng tôi đã và đang thực hiện hàng loạt dự án đo đạc, trắc địa với công nghệ Flycam. Nếu như khách hàng có nhu cầu đo đạc địa chính, tư vấn nhà đất, hãy liên hệ 028 35356895 hoặc 0963951375 để được tư vấn.