Chủ quyền dân tộc luôn là một trong những vấn đề rất nhạy cảm. Vì vậy, việc lập các cột mốc chính là một yếu tố khẳng định chủ quyền của một đất nước. Vậy cột mốc biên giới là gì và được phân loại ra sao? Cùng Đo Vẽ Nhanh tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết này bạn nhé.
Mục lục nội dung
Khái niệm cột mốc biên giới
Cột mốc biên giới là một trong những vật thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Cột mốc giới này thường được đặt ở đường biên giới nhằm thể hiện và thông báo với quốc gia bên cạnh đây là lãnh thổ của chúng tôi . Cột mốc được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như sứ, đá, gỗ lim, xi măng,… dù là chất liệu nào thì giá trị của nó vẫn không thay đổi.
Một mốc sẽ bao gồm mốc chính và mốc phụ, được cắm ở đường biên giới quốc gia của hai nước. Theo đó, hai bên sẽ thực hiện thỏa thuận về việc lựa chọn vị trí cắm sao cho thuận tiện nhất để đánh dấu biên giới lãnh thổ của hai nước và đường đi trên lục địa. Một cột mốc biên giới có 2 mặt và được đánh số thứ tự từ Bắc vào Nam theo thứ tự từ bé đến lớn.
Như vậy có thể thấy cột mốc biên giới quốc gia là một vật được đặt, thiết lập cố định trên đường biên giới. Từ đó, hướng tới việc thể hiện nội dung liên quan đến chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia.
Việc thành lập, quản lý những cột mốc do nhà nước thực hiện. Không một tổ chức, cá nhân nào được phép thay đổi hay tác động, di dời các cột mốc này.
Phân loại và ý nghĩa quan trọng của cột mốc biên giới
Sau khi đã hiểu rõ khái niệm cột mốc biên giới là gì, Đo Vẽ Nhanh sẽ giới thiệu cho các bạn về các loại cột mốc biên giới và ý nghĩa quan trọng của chúng đối với mỗi quốc gia.
Phân loại cột mốc biên giới
Cột mốc biên giới được chia thành những loại như sau:
- Cột mốc đặc biệt: Đây là cột mốc khởi đầu đường biên giới của một đất nước và thường được cắm ở vị trí ngã ba biên giới của 3 đường biên giới quốc gia. Ở nước ta hiện nay có cột mốc số 0 tại tỉnh Kon Tum và cột mốc A Pa Chải nằm ở độ cao 1864 m.
- Cột mốc lớn: Thường được gọi với tên gọi khác như cột mốc đại, được xây dựng với kích thước to nhằm thể hiện ý nghĩa của nó so với các cột mốc thông thường. Cột mốc được xây dựng bằng các chất liệu khác nhau tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.
- Cột mốc trung (cột mốc chính): là dạng cột mốc ở thể thường được sử dụng cắm ở những vùng lãnh thổ hay bị thay đổi địa hình do sự tác động của thời tiết hoặc xảy ra tranh chấp giữa các bên. Cột mốc này được cắm ở phần chính giữa và được nối liền với những cột mốc phụ
- Cột mốc nhỏ (cột mốc phụ): Được cắm ở trong khoảng giữa của hai cột mốc chính nhằm thể hiện rõ đường biên giới trên thực địa. Mục đích của việc này là để hạn chế sự xâm lấn của người dân khai thác hay sử dụng phần đất không thuộc chủ quyền của họ.
Ở mỗi nhóm cột mốc đại, trung, phụ lại được chia thành nhiều loại cột mốc khác nhau như:
- Cột mốc đơn: Thường được cắm tại vùng lãnh thổ bằng phẳng và hai quốc gia chỉ cách nhau bởi một đường biên giới trên đất liền.
- Cột mốc đôi: Được sử dụng để cắm ở trên những đoạn biên giới bị ngăn cách bởi một con sông hay suối, các bên sẽ thống nhất cắm mỗi bên bờ sông một cột biên giới.
- Cột mốc ba: Đây là dạng cột mốc được sử dụng để rạch biên giới quốc gia khi bị ngăn cách bởi sông, suối nội địa hợp lưu với sông biên giới.
Ý nghĩa quan trọng của cột mốc biên giới đối với quốc gia
Cột mốc biên giới giống như một lời khẳng định về chủ quyền của mỗi quốc gia, Không có bất cứ thế lực nào được phép xâm phạm hay bước vào lãnh thổ của một quốc gia nếu không được sự đồng ý của nước đó. Chính vì vậy, việc xây dựng cột mốc không chỉ đem đến ý nghĩa tượng trưng là phân chia lãnh thổ mà còn là lời cảnh cáo đối với những đối tượng muốn xâm chiếm.
Do đó, luật biên giới quốc gia có ban hành cột mốc biên giới hay hệ thống mốc giới phải được bảo quản, giữ gìn cẩn thận và giám sát ngày đêm nghiêm ngặt. Khi phát hiện các trường hợp mốc giới bị hư hại hay bị sai lệch vị trí,… thì cần báo ngay cho chính quyền địa phương, bộ đội biên phòng.
Một số loại cột mốc biên giới phổ biến
Dưới đây là một số loại cột mốc phổ biến hiện nay của Việt Nam:
Cột mốc số 0: Đây là cột mốc khởi đầu cho đường biên giới của nước ta, là cột mốc được đặt tại đường biên giới tiếp giáp với ba lãnh thổ Việt Nam, Lào , Trung Quốc. Nằm ở điểm cực Tây của Việt Nam ( A Pa Chải, Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên).
Cột mốc Lũng Cú, Hà Giang: Nơi đây là điểm cực bắc của đất nước, là một trong những địa điểm thăm quan của rất nhiều bạn trẻ.
Khi đến với Lũng Cú, mọi người sẽ có được một hành trình tuyệt vời khi ngắm nhìn những phong cảnh hoàn mỹ. Đồng thời, có được cảm giác chinh phục khi vượt qua những địa hình hiểm trở, những không gian kỳ vỹ của thiên nhiên.
Cột mốc ngã ba Đông Dương: Đây là cột mốc nằm ở cửa khẩu Bờ Y huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Đây là điểm khởi đầu của biên giới Việt Nam và Campuchia cũng là điểm kết thúc biên giới Việt – Lào.
Cột mốc số 79
Đây là cột mốc biên giới nằm ở vị trí cao nhất của nước ta. Nó nằm ở xã Mồ Sì San, thuộc địa phận Phong Thổ – Lai Châu.
Cột mốc này được gắn vào tháng 10 năm 2004, nằm ở độ cao gần 3 nghìn m so với mực nước biển. Nó là một cột mốc đơn, loại nhỏ được làm từ đá hoa cương.
- Tọa độ địa lý của cột mốc số 79: 22°4514.145″ N 103°2608.476″ E.
Cột mốc số 42
Cột mốc đặc biệt này nằm ở độ cao khoảng 3 nghìn m ở địa bàn Phu Xì Lùng. Đây thực sự là một vùng đất lồng lộng gió với mây trời xanh ngăn ngắt.
Trên đây là toàn bộ nội dung chia sẻ về cột mốc biên giới là gì? phân loại, ý nghĩa và một số loại cột mốc biên giới. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về tầm quan trọng của cột mốc biên giới.
Xem thêm: Biên giới là gì? Cách xác định biên giới quốc gia