Khảo sát hiện trạng rừng Bình Châu – Phước Bửu tại Xuyên Mộc phục vụ thiết kế

Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch. Đặc biệt, Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) rừng Bình Châu – Phước Bửu, nằm trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là khu rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn của Việt Nam.

Đây không chỉ là một vùng rừng có giá trị sinh thái cao mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và duy trì đa dạng sinh học. Để đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp quản lý, việc khảo sát hiện trạng rừng Bình Châu – Phước Bửu là điều vô cùng cần thiết. Kết quả khảo sát sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch sinh thái, đồng thời giúp duy trì sự cân bằng sinh thái của khu vực.

LIÊN HỆ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG RỪNG  0903692185

Rừng Bình Châu – Phước Bửu

Rừng Bình Châu – Phước Bửu (trước đây gọi là “Khu rừng cấm Bình Châu”) với quy mô khoảng 11.000 Ha và được chia làm 3 phân khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ hành chính.

Đây là nơi cư trú của các loài sinh vật, đặc biệt là các loài quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ IUCN thế giới; đồng thời, còn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ môi trường ven biển, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và giảm thiểu những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Khu BTTT Bình Châu - Phước Bửu
Khu BTTT Bình Châu – Phước Bửu

Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích rừng đã bị thu hẹp nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Tình trạng chặt phá, đốt rừng và lấn chiếm đất trái phép diễn ra ngày càng phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của các loài động, thực vật hoang dã.

Hiện nay, rừng Bình Châu – Phước Bửu đang phải đối mặt với suy thoái rừng trầm trọng do chặt phá và lấn chiếm đất đai, đe dọa đến sự đa dạng sinh học và mất cân bằng hệ sinh thái. Điều này đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên rừng. Dịch vụ khảo sát hiện trạng rừng Bình Châu – Phước Bửu ra đời nhằm đánh giá chính xác mức độ suy thoái rừng cung cấp bản đồ địa hình các tỷ lệ phục vụ thiết kế bảo tồn, bảo vệ hệ sinh thái quý hiếm, phục hồi và quản lý tài nguyên rừng.

Khảo sát hiện trạng rừng Xuyên Mộc

Khảo sát hiện trạng rừng là quá trình thu thập và phân tích dữ liệu về tình hình hiện tại của một khu vực rừng cụ thể. Mục đích của việc này là để có cái nhìn chính xác và đầy đủ về điều kiện hiện tại. Các dữ liệu thu thập từ công tác khảo sát được sử dụng để phục vụ nhiều mục đích khác nhau như: thiết kế quy hoạch, lập báo cáo hay chuẩn bị cho các dự án khu nghỉ dưỡng hoặc khu du lịch sinh thái.

Tại Xuyên Mộc, quá trình khảo sát bao gồm việc thu thập dữ liệu chi tiết về diện tích, phân bố và cấu trúc của rừng, từ đó xác định mật độ cây, tán cây và độ bao phủ của thảm thực vật. Đánh giá các yếu tố môi trường như: độ pH của đất, mức độ ẩm và thành lập tín chỉ carbon là một phần quan trọng của khảo sát, giúp hiểu rõ hơn về điều kiện sinh thái tại khu vực này.

Khảo sát hiện trạng rừng Bình Châu - Phước Bửu tại Xuyên Mộc
Khảo sát hiện trạng rừng Bình Châu – Phước Bửu tại Xuyên Mộc

Quy trình khảo sát hiện trạng khu rừng

Bước 1: Tra cứu thông tin

  • Xem xét tài liệu: Đọc các báo cáo, bản đồ địa hình và dữ liệu từ các cơ quan quản lý và tổ chức bảo tồn liên quan đến khu rừng.
  • Liên hệ bên liên quan: Gặp gỡ các cơ quan chức năng, tổ chức bảo tồn và cộng đồng địa phương để thu thập thêm thông tin.
  • Lập kế hoạch khảo sát: Xác định khu vực, phương pháp và thiết bị cần thiết dựa trên thông tin thu thập được.
Khảo sát hiện trạng rừng Bình Châu - Phước Bửu tại Xuyên Mộc
Khảo sát hiện trạng Bình Châu – Phước Bửu tại Xuyên Mộc

Bước 2: Chuẩn bị 

  • Chuẩn bị thiết bị: Chuẩn bị các thiết bị khảo sát như: máy toàn đạc, GPS, Flycam RTK …và các dụng cụ đo lường khác như thước dây hoặc thậm chí là thước đo laser kỹ thuật số nếu cần. Dự trù và chuẩn bị các thiết bị phù hợp như máy đo sâu hồi âm hoặc các công cụ địa lý khác để đảm bảo kết quả khảo sát có độ chính xác cao.
  • Lên lịch khảo sát: Xác định thời gian và nguồn nhân lực cần thiết cho quá trình khảo sát.

Bước 3: Tiến hành khảo sát hiện trạng rừng

  • Máy đo đạc GNSS: Được sử dụng để đo đạc các thông số địa lý và tọa độ của các khu vực khảo sát, giúp theo dõi sự thay đổi trong rừng và vẽ bản đồ chính xác.
  • Máy toàn đạc: Đo đạc và lập bản đồ chi tiết về cấu trúc rừng, các khu vực bị suy thoái và các yếu tố liên quan. Thiết bị này cung cấp dữ liệu chính xác về địa hình và các đặc điểm của rừng.
  • Đặt các điểm kiểm soát mặt đất GCPs: giúp nâng cao độ chính xác của tọa độ trên máy bay bằng các kỹ thuật hậu xử lý hay gọi là xử lý nội nghiệp.
  • Flycam RTK: Cung cấp dữ liệu hình ảnh và video từ trên không, giúp quan sát chi tiết các khu vực khó tiếp cận. Công nghệ này cho phép thu thập dữ liệu với độ phân giải cao, hỗ trợ việc phân tích cấu trúc rừng và các vấn đề liên quan.
    Khảo sát hiện trạng rừng Bình Châu - Phước Bửu tại Xuyên Mộc
    Khảo sát hiện trạng Bình Châu – Phước Bửu tại Xuyên Mộc
  • Sử dụng công nghệ Lidar: quét toàn bộ khu rừng và đo đạc chiều cao cây trên môi trường 3D point cloud và nhận diện đường kính cây để lập bản đồ hiện trạng rừng. Ngoài ra, dữ liệu này cũng có thể sử dụng tính toán carbon.

Bước 4: Xử lý dữ liệu

  • Xử lý dữ liệu: Nhập và xử lý dữ liệu thu thập được từ khảo sát, bao gồm việc sử dụng phần mềm GIS (Hệ thống thông tin địa lý) để tạo bản đồ và phân tích không gian.
  • Xử lý ảnh: Sử dụng phần mềm chuyên dụng (như Pix4D, Agisoft Metashape) để xử lý ảnh và tạo mô hình 3D từ các bức ảnh UAV .
  • Tạo DEM: Từ mô hình 3D, chiết xuất mô hình số độ cao (DEM) để thể hiện địa hình khu vực.
  • Tạo bản đồ trực quan: Dùng dữ liệu DEM và ảnh UAV để tạo ra bản đồ trực quan và bình đồ ảnh giúp phân tích và sử dụng cho các mục đích thiết kế.

Bước 5: Lập báo cáo

  • Lập báo cáo hiện trạng rừng và lập bản đồ hiện trạng rừng theo TCVN 11565:2016 về bản đồ hiện trạng rừng tại Xuyên Mộc.
  • Bàn giao sản phẩm: Cung cấp bản đồ địa hình rừng, báo cáo chi tiết và khuyến nghị thiết kế (nếu có)

Bước 6: Thẩm định sản phẩm

Thẩm định bản đồ hiện trạng rừng Bình Châu – Phước Bửu, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật. Sau khi được cơ quan chức năng phê duyệt, bản đồ sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và quy hoạch dự án các khu nghỉ dưỡng hoặc du lịch sinh thái.

Xem thêm:

Khảo Sát 3D lập bản đồ hiện trạng rừng

Khảo sát địa hình Xuyên Mộc Vũng Tàu tỷ lệ 1/500

Khảo sát địa hình và môi trường phục vụ thiết kế Resort

Dịch vụ khảo sát hiện trạng rừng phục vụ thiết kế

Cty Hợp Nhất Bách Việt cung cấp dịch vụ khảo sát hiện trạng rừng phục vụ công tác thiết kế dự án khu nghỉ dưỡng và phát triển du lịch sinh thái. Với sự chuyên môn cao và kinh nghiệm trong lĩnh vực khảo sát môi trường, công ty thực hiện việc đánh giá chi tiết tình trạng sinh thái của khu rừng. Dịch vụ của công ty bao gồm: phân tích môi trường rừng, tính tín chỉ carbon, cung cấp bản đồ địa hình rừng và đề xuất các giải pháp quản lý rừng bền vững.

CÔNG TY TNHH HỢP NHẤT BÁCH VIỆT

Đo đạc địa chính – Khảo sát địa hình – Tính toán Carbon

Trụ sở chính: 369 Lò Lu, P. Trường Thạnh, Tp. Thủ Đức, TPHCM

Chi Nhánh Sông Tiền: Tổ 5, Ấp Thống Nhất, Xã Bình Phú, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.

Địa điểm kinh doanh: 31/13 đường 160, phường Tăng Nhơn Phú A, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 0907621115 hoặc 0903692185

Email: viet@bachvietunited.com